Các nhà khoa học vừa tìm ra một chế độ ăn đặc biệt có thể giúp cứu sống 11,6 triệu người trên thế giới mỗi năm.
Mọi người đều biết nên ăn nhiều rau xanh nhưng theo một đánh giá vừa được công bố trên tạp chí Y học Lancet, các nhà khoa học đã chỉ ra một chế độ độ ăn mới với việc nên tăng gấp đôi lượng tiêu thụ rau, quả hạch, trái cây và các loại đậu, và chỉ nên ăn một nửa lượng thịt và đường.
Chế độ ăn uống được đặt tên "sức khỏe hành tinh" này có thể ngăn 11,6 triệu người chết sớm hàng năm. Các nhà nghiên cứu cho biết nó có thể cắt giảm hiệu ứng nhà kính khi bảo tồn nhiều đất, nước và đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học vừa tìm ra một chế độ ăn đặc biệt mới giúp nâng cao tuổi thọ cho con người.
Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu cho biết việc nuôi dưỡng số lượng dân số ngày càng tăng lên mức 10 tỷ người vào năm 2050 bằng chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững sẽ là không thể nếu không thay đổi thói quen ăn uống.
Nhiều bệnh đe dọa đến tính mạng con người đang trở nên phổ biến hiện nay như béo phì, suy dinh dưỡng và ung thư là do chế độ ăn uống hơn là quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng rượu, ma túy và thuốc lá.
Tim Lang, một nhà nghiên cứu tại Đại học London, cho biết: "Thực phẩm chúng ta ăn và cách chúng ta sản xuất quyết định sức khỏe của con người và hành tinh. Chúng ta hiện đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Chúng ta cần một cuộc đại tu đáng kể, thay đổi hệ thống thực phẩm toàn cầu ở quy mô chưa từng thấy trước đây theo những cách phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia”.
Ông nói thêm những vấn đề này không dễ dàng thay đổi nhưng mục tiêu hoàn toàn có thể.
"Các mục tiêu khoa học mà chúng tôi đã nghĩ ra cho một chế độ ăn uống lành mạnh, bền vững là một nền tảng quan trọng sẽ củng cố và thúc đẩy sự thay đổi này", Tim Lang khẳng định.
Tổng quan liên quan đến nghiên cứu từ 37 nhà khoa học chuyên gia từ 16 quốc gia đã kết luận rằng tiêu thụ thịt đỏ và đường toàn cầu nên giảm 50%, trong khi chúng ta nên tăng gấp đôi lượng tiêu thụ các loại hạt, trái cây, rau và các loại đậu.
"Chế độ ăn uống của thế giới phải thay đổi đáng kể. Hơn 800 triệu người có thực phẩm không đủ, trong khi nhiều người khác tiêu thụ một chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần gây ra cái chết sớm và bệnh tật”, Walter Willett đến từ Đại học Harvard, đồng ủy viên nghiên cứu cho biết.
Hiện tại, người Bắc Mỹ ăn thịt đỏ nhiều gấp 6,5 lần so với bình thường, trong khi người dân ở Nam Á chỉ ăn một nửa số lượng được đề xuất.