"Che mờ" Mặt trời chống biến đổi khí hậu: Tại sao không?

Trong tương lai, nhân loại sẽ phải đối mặt với những tác hại nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường. Do đó, hàng loạt phương án đã được đưa ra để cái thiện bầu khí quyển ngay từ bây giờ, một trong số đó là dự án "che mờ Mặt trời".

Lược dịch bài viết của tác giả Thor Bonson, trang Digital Trends về dự án "che mờ Mặt rời" có khả năng thay đổi khí hậu toàn cầu.

Tưởng tượng hiện tại chúng ta đang ở năm 2040, thời điểm này dù thế giới đã có một số thành tựu nhất định trong việc cắt giảm lượng khí thải toàn cầu, nhưng những biện pháp đang được áp dụng vẫn chỉ cho thấy hiệu quả nhất thời cũng như chưa thể giải quyết triệt được bất kỳ tác nhân nào gây ô nhiễm hay thiên tai nào. Các quốc gia liên tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, dịch bệnh, nạn đói, thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao…, đây là hậu quả mà con người phải "đón nhận" khi tàn phá môi trường quá mức.

Để sửa chữa sai lầm đó của nhân loại, một nhóm các nhà khoa học tụ họp từ khắp nơi trên thế giới đã quyết định cùng nhau thực hiện một dự án "điên rồ": "Che mờ Mặt trời". 

Phía trên là kịch bản mà một số nhà khoa học tưởng tượng ra khi họ nghĩ về tiềm năng to lớn của quản lý bức xạ Mặt trời (SRM) trong việc "cải tạo" lại Trái đất. Kế hoạch này được xem là một phương pháp địa kỹ thuật, công nghệ có khả năng thay đổi tính chất của vật liệu trên Trái đất với mục đích chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nó vẫn chưa thể được thử nghiệm chính thức do vấp phải tranh cãi liên quan đến vấn đề khí quyển.

Cụ thể, nếu muốn thực hiện dự án "che mờ Mặt trời" thì cần một số lượng rất lớn máy bay di chuyển vào tầng bình lưu trong cùng một thời điểm và tại nhiều nơi khác nhau trong tầng bình lưu. Các máy bay này sau khi vào đúng vị trí sẽ bắt đầu đưa vào bầu khí quyển những hạt phân tử phản xạ siêu nhỏ, chúng có nhiệm vụ ở lại tầng bình lưu trong khoảng thời gian một năm để làm giảm nhiệt độ toàn cầu bằng cách phản xạ một phần sức nóng của Mặt trời ra khỏi Trái đất.


Dự án "che mờ Mặt trời" thì cần một số lượng rất lớn máy bay di chuyển vào tầng bình lưu.

Nhờ vậy, chúng ta sẽ giảm thiểu được sự nóng lên toàn cầu, nguyên nhân chính gây ra thiên tai và tình trạng ô nhiễm hiện nay, nhưng rủi ro là bầu khí quyển có thể bị "tổn thương".

Theo những gì mà Daniel Cziczo, trưởng khoa nghiên cứu Trái đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh tại Đại học Purdue, chia sẻ với Digital Trends, nếu muốn kế hoạch diễn ra hiệu quả, điều quan trọng cũng như khó nhất là phải giải phóng các hạt phản xạ này ở gần xích đạo.

"Tầng bình lưu là khu vực rất ổn định, tuy nhiên, khi các hạt phản xạ xâm nhập vào thì chúng sẽ bắt đầu bị hút về hai cực. Dẫu cho đã đặt được tại đúng vị trí, phân tử phản xạ vẫn có xu hướng di chuyển về hai cực, điều này sẽ lặp đi lặp lại liên tục. Đó là lý do vì sao tôi nói việc đặt vật liệu phản xạ ở gần xích đạo lại khó như vậy", ông cho biết.

Từng có một giải pháp được đưa ra, đó là sử dụng loại vật chất khác để tạo ra hạt phản xạ chống được lực hút. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được một hợp chất nào phù hợp có thể đảm nhiệm công việc khó khăn này.

Trong các thí nghiệm thất bại trước đây, đặc biệt phải kể đến Sulfat. Hợp chất này tuy đã đáp ứng được yêu cầu nhưng lại gây tác hại cho tầng ozone. Trong khi đó, oxit nhôm, canxi cacbonat và những chất khác vẫn đang được thử nghiệm nhiều năm nay, tất cả mới chỉ dừng lại thử nghiệm chứ chưa hợp chất nào cho thấy hiệu quả thực sự. Hiện giờ, các nhà khoa học hiện đang tiếp tục nghiên cứu số hợp chất còn lại với hy vọng mong manh có thể tìm ra "ứng viên" hoàn hảo nhất mà sở hữu đầy đủ loạt ưu điểm như không gây hại cho tầng ozone, có khả năng phản chiếu ánh sáng và thích nghi tốt ở tầng bình lưu.

Khi đề cập đến những tác hại nghiêm trọng của dự án "che mờ Mặt trời" thì Michael Mann, một giáo sư nổi tiếng về khoa học khí quyển tại Đại học Penn State, khẳng định với Digital Trends rằng một khi đã làm xáo trộn bầu khí quyển của Trái đất thì khả năng con người phải chịu các hệ quả tiêu cực là rất cao.

Mann nói: "Việc xáo trộn khả năng cân bằng bức xạ tự nhiên của Trái đất theo phương pháp này không khác gì cách chúng ta đang làm thế giới ô nhiễm như hiện giờ. Rủi ro là rất cao vì nhóm nghiên cứu không thể biết hết các tác dụng phụ tiềm ẩn của nó".

Cziczo đưa ra thêm một nguy cơ khác như sau: "Khi những hạt phản xạ này hết hạn thì sẽ rơi khỏi tầng đối lưu, câu hỏi đặt ra là chúng sẽ gây ra điều gì? Trên đường đi xuống, chúng có thể tham gia vào quá trình hình thành mưa, do có thành phần chính là hợp chất hóa học, loại hạt phản xạ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Tôi nghĩ nhóm nghiên cứu nên cân nhắc kỹ về vấn đề này".

Dẫu vậy, ông chia sẻ rằng mình vẫn rất ủng hộ sáng kiến này vì nghĩ nó hoàn toàn thành công được. Cziczo chia sẻ: "Việc khắc phục các vấn đề phát sinh là không khó nhưng chúng ta cần rất nhiều tiền để thực hiện, có thể lên đến hàng trăm triệu USD nhưng theo tôi như vậy là quá ít đối với cái giá phải bỏ ra cho việc cứu thế giới".

Cập nhật: 23/10/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video