Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh.
Chỉ số Triglyceride và những điều cần biết
Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.
Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng.
Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ...
Giá trị của chỉ số mỡ máu Triglyceride
4 mức chỉ số Triglyceride máu.
Người bệnh có thể xác định chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride là cao, thấp hay bình thường được đánh giá theo 4 mức sau:
- Chỉ số Triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
- Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L).
- Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).
- Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).
Xét nghiệm chỉ số triglyceride là gì?
Để kiểm tra chỉ số triglyceride, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu để có thể chẩn đoán được sự thay đổi về lipoprotein. Xét nghiệm chỉ số triglyceride có thể báo hiệu tình trạng viêm ở tuyến tụy và nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Bạn nên xét nghiệm định kỳ các chỉ số sau:
- Cholesterol
- HDL
- LDL
- Triglyceride
Bạn nên nhịn ăn trong 9 – 14 giờ và tránh uống rượu trong 24 giờ trước khi xét nghiệm, chỉ nên uống nước trong khoảng thời gian này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Xét nghiệm chỉ số triglyceride có thể báo hiệu tình trạng viêm ở tuyến tụy.
Biến chứng khi tăng chỉ số mỡ máu Triglyceride trong cơ thể
Mỗi người sẽ có một chỉ số máu Triglyceride ở mức khác nhau. Khi chỉ số Triglyceride tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Chỉ số Triglyceride trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là những người có nồng độ HDL - cholesterol thấp hay đang bị đái tháo đường typ2.
Chất béo tích tụ lâu ngày trong các thành mạch sẽ gây tắc hẹp động mạch vành, gây đau tim, đột quỵ não. Nếu chỉ số Triglyceride cao, thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu...
Nguyên nhân làm tăng triglyceride
Có nhiều nguyên nhân gây triglyceride cao bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Ít hoạt động thể chất
- Ảnh hưởng di truyền
- Uống quá nhiều rượu
- Thừa cân hoặc béo phì
- Suy giáp, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa
- Tiêu thụ chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa
- Dùng một số loại thuốc gồm estrogen, thuốc ức chế protease và corticosteroid
Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride
Chỉ số máu Triglyceride cao là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, cần duy trì chỉ số Triglycerides thấp hoặc ở ngưỡng bình thường. Dưới đây là những phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cao bạn cần lưu ý:
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 5 ngày để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cá loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật, thịt hun khói...
- Hạn chế những loại thức ăn có lượng đường cao.
- Nên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
- Ăn nhiều cá nhất là những loại có chứa nhiều omega - 3 như cá hồi, cá thu, cá hồi...
- Tránh xa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Nếu đang mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Chứng sợ ngủ (Somniphobia) là gì?
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị