Chiếc máy độc nhất vô nhị cắt bánh tròn thành miếng bằng nhau, không lệch cm nào

Một nhóm học sinh trung học của Nhật Bản đã giành chiến thắng trong cuộc thi đổi mới bằng việc sáng tạo ra thiết bị công nghệ cao, chia bánh pizza thành các phần bằng nhau, không lệch cm nào.

Một vấn đề tồn tại từ lâu trên thế giới đó là làm thế nào cắt chiếc bánh hình tròn thành nhiều hơn hai phần bằng nhau, không lệch cm nào.


Thiết bị này có tên là "hãy chia vui".

Giờ đây, nhờ sự khéo léo của một nhóm học sinh Nhật Bản từ trường trung học ở tỉnh Oita, tây nam Nhật Bản việc chia bánh hình tròn thành phần hoàn toàn bằng nhau không còn là vấn đề nữa.

Lấy cảm hứng từ những trận chiến khốc liệt trong gia đình để giành miếng bánh cuối cùng còn sót lại, một nhóm ba học sinh Trường trung học Kundong đã phát minh ra một thiết bị có thể cắt bánh tròn và bánh pizza một cách đồng đều, bất kể miếng bánh được cắt ra bao nhiêu.

Nhóm học sinh đã tạo ra dụng cụ có thể tính toán góc cắt một cách chính xác nhất để chia bánh thành phần bằng nhau theo số lượng cần thiết. Thiết bị có tên là "hãy chia vui" đã hoàn thiện sau quá trình thử nghiệm và sửa lỗi kéo dài hai tháng.

Wataru Onoda, 16 tuổi, một trong những thành viên của nhóm sáng tạo chia sẻ rằng bản thân được truyền cảm hứng để tạo ra thiết bị công nghệ cao từ chính gia đình mình. Trong một lần sinh nhật, thay vì cắt bánh thành 7 phần cho 7 thành viên trong gia đình, mẹ của Wataru Onoda đã cắt thành 8 lát. Phần bánh thừa khiến nổ ra cuộc chiến tranh giành giữa Wataru Onoda và chị gái.


Thiết bị này chia bánh tròn thành những phần bằng nhau cực chính xác.

Cùng với hai người khác học cùng trường là Rinto Kimura, 17 tuổi và Mitsumi Zaimae, 18 tuổi, nhóm đã tạo ra thiết bị độc đáo cho phép bất kỳ ai cũng có thể chia bánh tròn thành những phần bằng nhau một cách chính xác nhất.

Thiết bị gồm một bàn xoay để người dùng đặt chiếc bánh và một hệ thống laser chiếu góc chính xác, có thể dễ dàng điều chỉnh thiết bị để tạo ra những số lượng phần bánh theo nhu cầu. Tất cả những gì người dùng phải làm là điều chỉnh một thanh trượt hình mũi tên đến số lượng lát cắt mong muốn và chùm tia laze sẽ hướng con dao vào vị trí để cắt những phần hoàn toàn bằng nhau.

Sử dụng kiến thức hình học và toán học, Wataru Onoda và các cộng sự đã tính toán kích thước và góc chính xác tạo ra các lát cắt cần tạo ra bằng nhau, không lệch cm nào.

Thiết bị công nghệ cao của nhóm Wataru Onoda đã giành được Giải thưởng của Thống đốc Oita được tổ chức lần thứ 80 trong khuôn khổ Triển lãm phát minh Kufu, một sự kiện thường niên nhằm mục đích nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo, trí tuệ cao và sự khéo léo của học sinh.

Cập nhật: 07/02/2022 Theo infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video