Chim cánh cụt hoàng đế không xây tổ mà mang theo trứng trên chân chúng. Chúng nhận diện nhau bằng một tiếng kêu hai giọng đặc biệt thay vì dựa vào thị giác.
Hãy thử tưởng tượng bạn là một con chim cánh cụt hoàng đế quay trở lại lãnh địa sau khi đi bơi. Bạn cần tìm ra bạn đời và con mình, nhưng bằng cách nào? Chim cánh cụt hoàng đế không làm tổ, nên không có nơi nào cố định để bạn đi tới và mong sẽ gặp được gia đình mình. Chỉ có một đám chim cánh cụt lớn đứng quanh trên một tảng băng rộng. Nó rất ầm ĩ, và tệ hơn, tất cả chim cánh cụt đều trông khá giống nhau. Vậy làm cách nào bạn phân biệt được ai với ai?
Chim cánh cụt nhận ra nhau bằng tiếng kêu.
Chim cánh cụt hoàng đế có một tiếng kêu hai giọng đặc biệt có thể dùng để nhận diện cá nhân. Hệ thống này lợi dụng đặc điểm ở cơ thể chim: cơ quan phát âm của chim, minh quản, tách ra thành một ngã ba nơi khí quản giao phổi. Điều này cho phép nhiều loài chim tạo ra hai giọng tách biệt cùng một lúc.
Chim cánh cụt hoàng đế sử dụng hai nhánh của minh quản để sản sinh hai tần số khác nhau cùng một lúc, tạo ra một kiểu biên độ nhịp đặc trưng. Các nhà khoa học đã xác định rằng những đặc trưng này mang theo đủ thông tin cá nhân để chim cánh cụt nhận ra nhau.
Đặc trưng nhịp này cũng có thể nhận ra dễ hơn tiếng kêu một giọng trong tiếng ồn xung quanh của một lãnh địa chim cánh cụt, và nó di chuyển qua các vật cản dễ hơn (chủ yếu là các đám chim cách cụt dày đặc). Các thí nghiệm trước đây cho thấy khi chim cánh cụt hoàng đế không thể phát ra âm thanh, chúng gặp khó khăn trong việc nhận ra nhau vì chỉ được dựa trên thị giác.
Chim cánh cụt vua cũng nhận diện nhau bằng tiếng kêu hai giọng.
Hệ thống nhận diện này cũng được trông thấy ở cánh cụt vua. Giống như cánh cụt hoàng đế, chim cánh cụt vua cũng mang trứng trên chân chúng thay vì xây tổ. Các loài chim cánh cụt xây tổ có vẻ không dùng tiếng kêu hai giọng, vì chúng có thể tìm nhau bằng cách trở lại tổ của mình.