Chim mái biết ngăn chặn ngoại tình

Con mái trong loài chim ăn kiến biết cách tạo ra những âm thanh khiến những "chị em" độc thân khác không thể nghe được những giai điệu tán tỉnh của bạn đời. 

Một con chim ăn kiến ở Ecuador. Ảnh: birdfinders.co.uk.


Chim ăn kiến (Thamnophilidae) sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Mỹ. Chúng ăn kiến, côn trùng và một số động vật chân đốt. Sau khi theo dõi một thời gian dài, các chuyên gia Đại học Oxford (Anh) nhận thấy các cặp vợ chồng chim ăn kiến thường song ca với nhau khi phải tranh giành lãnh thổ hoặc thi thố với các cặp khác.

Nhưng khi chim trống tới gần một con mái khác thì bản song ca vụt tắt, nhường chỗ cho những giai điệu phức tạp hơn của con cái nhằm ngăn chặn tín hiệu ve vãn của con trống. Trong nhiều trường hợp, chim mái hót thật to để lấn át giai điệu yêu đương của "chồng".

Ở nhiều loài chim, con đực dùng tiếng hót để ngăn cản kẻ khác ve vãn "vợ". Một số loài chim sống ở các đô thị biết cách thay đổi kiểu hót và âm vực để át âm thanh ồn ào trên đường phố. Nhưng phát hiện mới là bằng chứng đầu tiên cho thấy hành vi “ngăn chặn tín hiệu yêu đương” giữa các cặp uyên ương trong thế giới của loài chim.

“Chim mái tìm cách ngăn chặn tín hiệu tỏ tình của bạn đời để con chim trống không thể quyến rũ một con chim mái nào đó chưa có đôi lứa”, Joseph Tobias, một chuyên gia của Đại học Oxford, phát biểu.

Nhóm nghiên cứu cho rằng mục đích của hành vi ngăn chặn tín hiệu là làm cho mức độ hấp dẫn của con đực giảm hoặc cho con mái đơn thân kia biết rằng "trái tim của chim trống đang hót đã có chủ". Những phát hiện mới ở loài chim ăn kiến có thể giúp giới chuyên gia sinh học hiểu rõ hơn về cách thức phát triển của tín hiệu giao tiếp trong quá trình tiến hóa của động vật.

Hiện các nhà khoa học đã tìm ra hơn 200 loài chim ăn kiến. Chúng sở hữu thân hình nhỏ nhắn, đôi cánh tròn và cặp chân khỏe. Lông của chúng có màu xám sẫm, hung đỏ, trắng, nâu. Phần lớn chim ăn kiến sống trong rừng, một số sống ở núi và đồng bằng. Chim mái thường đẻ hai trứng một lứa. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng và kiếm mồi. Sau khi trứng nở, mỗi con sẽ chăm sóc một chim non.

Theo VnExpress (Livescience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video