Chim mẹ cẩu thả trông cậy vào "bà vú"

Việc chăm trẻ là rất tốn kém, ngay cả trong thế giới các loài biết bay. Một vài bà mẹ thông minh và cẩu thả đã tiết kiệm năng lượng cho mình và dưỡng sức bằng cách ỷ lại kẻ khác trông con "miễn phí".

Nghiên cứu mới đây cho thấy những con cái của loài loài hồng tước thần tiên (Malurus cyaneus) quá keo kiệt trong việc cấp chất dinh dưỡng cho trứng khi còn trong bụng mẹ. Thay vào đó, chúng dựa dẫm những con chim khác sẽ đền bù khoản thiếu hụt này bằng cách bổ sung dinh dưỡng sau khi chim con nở ra.

Kết quả là, năng lượng tiết kiệm được trong cuộc đời của bà mẹ hồng tước sẽ giúp chúng có nhiều cơ hội sinh sản hơn. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc chim cái có nhiều lứa con hơn.

Phân bố chủ yếu ở đông nam Australia, loài hồng tước thần tiên hoặc kết thành đôi, hoặc quần hôn trong nhóm, trong đó một con đực thủ lĩnh sẽ làm chủ cơ hội sinh sản và từ 1 đến 4 con đực giúp việc sẽ tự "triệt sản" để làm nhiệm vụ bảo mẫu cho các con non. Những kẻ giúp việc này thường là con trai của lứa sinh sản trước.

"Chim mẹ thường đánh cắp rất hiệu quả công sức của những lứa con của mình và dành năng lượng cho việc đẻ thêm nhiều con trong tương lai", thành viên nhóm nghiên cứu Rebecca Kilner từ Đại học Cambridge cho biết.

Hồng tước giúp việc thường là con đực. (Ảnh: LiveScience)

Tại sao người ta phát hiện ra điều này?

Các nhà khoa học từ lâu vẫn biết rằng cha mẹ hồng tước thường có người giúp việc chăm con, nhưng ngạc nghiên trước thực tế là lũ con này không có vẻ gì khoẻ mạnh hơn những con không được "osin" chăm sóc.

Trong một loạt thí nghiệm, bằng cách tráo đổi trứng giữa các tổ "có người giúp việc" và các tổ chỉ có chim bố và chim mẹ, họ đã tìm ra câu trả lời.

Thì ra, những con cái trong các tổ có "osin" đẻ ra những quả trứng nhỏ hơn 5% và có tỷ lệ lòng đỏ nhỏ hơn cũng như ít dưỡng chất hơn, kết quả là các con của nó thường nhỏ hơn so với các tổ không có người giúp việc.

Các nhà nghiên cứu không hiểu rõ điều gì đã khiến những con giúp việc làm thế, mặc dù có ý kiến cho rằng kẻ giúp việc sẽ trở thành con đực thống trị khi con hiện tại rời tổ.

T. An

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video