Chip "bơm" thuốc thay kim tiêm

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa cho biết, họ đã thử nghiệm thành công một chip vi mạch chèn dưới da để cung cấp thuốc loãng xương cho phụ nữ.

Thiết bị này nhỏ bằng kích thước máy tạo nhịp tim, hoặc 1 thanh USB flash, được bọc bởi lớp nano vàng để bảo vệ thuốc chứa bên trong khoang nhỏ. Khi con chip nhận được tín hiệu không dây nó sẽ tự động cung cấp các loại thuốc vào máu.


Thiết bị có thể thay thế cho việc bác sĩ phải dùng
kim tiêm thuốc cho bệnh nhân (Ảnh: AFP)

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị trên bằng cách cấy bên dưới vòng eo của 7 phụ nữ tuổi từ 65-70 ở Đan Mạch dùng thuốc teriparatide để điều trị bệnh loãng xương.

Sau 12 tháng theo dõi, các nhà nghiên cứu nhận thấy, phương pháp điều trị này đã cải thiện sự hình thành xương và giảm nguy cơ gãy xương, đồng thời phân phối thuốc hiệu quả như việc tiêm hàng ngày.

Thiết bị cũng sẽ hứa hẹn một ngày nào đó, bệnh nhân không cần phải tiêm thuốc hàng ngày mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuộc cho họ bằng cách điều khiển từ xa.

Các nhà khoa học còn có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu về hệ thống phân phối vi mạch trong bệnh tim, bệnh đa xơ cứng, ung thư và đau mãn tính. Khoảng 5 năm nữa, thiết bị này có khả năng sẽ được đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, vấn đề lo ngại trong các nghiên cứu là khi cấy chip dưới da có thể sẽ dẫn tới sự hình thành mô collagen-xơ xung quanh các vi mạch. Từ đó có thể làm gián đoạn sự cung cấp thuốc.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video