Cho bò ăn tảo để giảm phát thải khí nhà kính

Trong vòng 5 tháng, những con bò đực được thử nghiệm ăn tảo lấy từ vùng nhiệt đới, giúp lượng khí methane phát sinh trong hoạt động chăn nuôi giảm đến 80%.

Giáo sư, trưởng dự án nghiên cứu tại Đại học California, Ermias Kebreab, cho biết: "Chúng tôi có bằng chứng xác thực, rằng rong biển trong chế độ ăn của gia súc có tác dụng giảm khí methane (khí nhà kính) và hiệu quả không giảm theo thời gian. Điều này giúp nông dân yên tâm phát triển đàn bò, các chế phẩm từ sữa và thịt".

Nghiên cứu của nhóm tác giả dựa trên một loại tảo, có tên khoa học là Asparagopsis taxiformis. Trong vòng 5 tháng, 21 con bò đực giống Angus-Hereford được bổ sung một lượng nhỏ rong biển vào chế độ ăn hàng ngày, bên cạnh cỏ khô, ngũ cốc và ngô. Số lượng khí thải methane, hydro và cacbonic được nhóm khoa học đo theo thời gian thực. Từ khoảng tháng thứ hai, lượng khí thải methane đã giảm 45 đến 68%.


Bò vẫn được chăn thả trong điều kiện tự nhiên, suốt quá trình thử nghiệm. (Ảnh: Shutterstock).

Mức giảm mạnh nhất được tìm thấy với chế độ ăn ít rong biển, nhưng bổ sung nhiều thức ăn thô xanh. Con số đo được khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc, khi methane giảm tới 80%. Cá thể giảm nhiều nhất được ghi nhận là 82%. Nó tiêu thụ khoảng 85g rong biển mỗi ngày.

"Nhiều vùng đất trên thế giới không thích hợp gieo trồng mà chỉ có thể chăn thả gia súc. Vì vậy, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho 10 tỷ người trên hành tinh. Phần lớn khí thải methane gây hiệu ứng nhà kính đến từ chính gia đình. Chúng ta có quyền tin, và giờ đã có bằng chứng củng cố nhận định, rằng dinh dưỡng đóng một vai trò thiết yếu cho một giải pháp toàn diện", Giáo sư Kebreab bày tỏ.

Song song với cho ăn tảo biển, nhóm nghiên cứu còn phát hiện, là tỷ lệ thức ăn thô xanh trong chế độ ăn cơ bản cũng góp phần ảnh hưởng đến lượng khí thải.

Methane là một sản phẩm phụ, xảy ra trong quá trình lên men ở dạ cỏ của động vật nhai lại, nhờ vi khuẩn men vi sinh methanogenic. Khí này, cùng cacbonic không được gia súc sử dụng, mà được thải ra ngoài cơ thể thông qua phản xạ ợ hơi. Theo số liệu, những gia súc như trâu, bò đã thải ra khoảng một nửa lượng khí thải nhà kính do chăn nuôi tạo ra trên toàn cầu.

Methane là một trong những khí nhà kính mạnh nhất, giữ nhiệt gấp 25 lần so với khí cacbonic. Mỗi khi trâu, bò ợ hơi, methane theo đường gió, thải vào khí quyển. Từ nhiều năm nay, những chuyên gia chăn nuôi đã biết cách giải quyết vấn đề bằng cách trung hòa các enzym trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại. Vào năm 2018, một nhóm nhà khoa học châu Âu đã giảm hơn 50% lượng khí thải methane từ bò sữa bằng cách thêm rong biển vào chế độ ăn của chúng trong hai tuần.

Kết quả này giống với nghiên cứu của nhóm do Giáo sư Kebreab đứng đầu. Rong biển có tác dụng ức chế một loại enzym trong hệ tiêu hóa của bò giúp sản xuất khí methane. Tuy nhiên, nhóm của Kebreab mới thử nghiệm trên bò đực. Họ không chắc về chất lượng hoặc mùi vị của sữa, nếu dùng phương pháp tương tự cho bò cái.


Theo các nhà nghiên cứu, trâu, bò chiếm một nửa lượng khí thải methane của chăn nuôi toàn cầu. (Ảnh: Shutterstock).

Một hướng đi khác, trong lúc chờ vốn được rót, là tính toán lại hàm lượng chất xơ trong thức ăn chăn nuôi. Thí nghiệm chỉ ra, rằng không phải cứ ăn nhiều tảo là sẽ giảm một lương tương ứng khí methane. Thay vào đó, nếu giảm được chất xơ, thứ ảnh hưởng tới quá trình lên men dạ cỏ, vi sinh vật dạ cỏ sẽ hoạt động ít hơn, gia súc ít phải ợ hơi, nhai lại, và giảm được khí mê tan.

Bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại sẽ làm giảm nhai lại, giảm quá trình lên men ở dạ cỏ, do thức ăn tinh được tiêu hóa chủ yếu ở dạ múi khế và ruột non. Tỷ lệ bổ sung thức ăn tinh phụ thuộc đặc tính vật nuôi, khả năng sinh trưởng, thành phần dinh dưỡng và quy trình chế biến thức ăn tinh. Chẳng hạn, lượng bổ sung cho bò sữa có thể gấp từ 2 đến 5 lần so với bò thịt.

Được biết, một công ty khởi nghiệp về môi trường của Anh Carbon Kapture hứng thú với phương án này.

Trước đó, họ đã lên kế hoạch thành lập 8 trang trại tảo bẹ vào tháng 2/2021 để kịp thu hoạch cuối năm. Đây là loài tảo phát triển nhanh hơn 30 lần so với cây trồng thông thường. Đặc tính của chúng là hấp thụ cacbonic từ sâu dưới biển, giúp chôn vùi khí này vĩnh viện. Sau khi thu hoạch, tảo bẹ này sẽ được bán cho nông dân làm thức ăn chăn nuôi, giúp giảm mức độ phát thải khí methane từ gia súc.

Vào đầu năm 2020, các nhà khoa học Israel cũng từng ấp ủ hy vọng giảm lượng khí methane thông qua kiểm soát hệ vi sinh của vật nuôi. Hệ vi sinh có chức năng kiểm soát hầu hết các khía cạnh và hoạt động của hệ tiêu hóa động vật.

Ngay từ lúc gia súc còn nhỏ, nó đã tạo ra một hệ vi sinh riêng. Ở đó, những con bò sinh tự nhiên và sinh mổ có hệ vi sinh khác hẳn nhau. Lượng khí thải methane, dựa trên hai nhóm này cũng khác biệt nhau từ 5 đến 10%.

Cập nhật: 20/03/2021 Theo nongnghiep
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video