Cho vôi vào nước biển: phương thức giảm tỉ lệ CO<sub>2</sub> trong khí quyển

Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm ra một phương thức khả thi nhằm giảm tỉ lệ cacbon dioxit trong khí quyển bằng cách bổ sung vôi vào nước biển. Họ nghĩ rằng biện pháp này có thể giảm đáng kể lượng tích lũy khí cacbonic trong khí quyển (Theo báo cáo của Cath O'Driscoll trên tạp chí Chemistry & Industry của SCI)

Shell rất ấn tượng với phương pháp mới nên đã tài trợ nghiên cứu cho tính khả thi về mặt kinh tế của phương pháp. Gilles Bertherin thuộc Shelll – cộng tác trong dự án – cho biết: “Chúng tôi cho đây là một ý tưởng hứa hẹn. Nó mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho môi trường từ việc tập trung vào biến đổi khí hậu. Việc bổ sung canxi hidroxit vào nước biển cũng sẽ giảm thiểu tác động của axit hóa đại dương. Nó cũng có hiệu quả tích cực đối với môi trường biển”.

Bổ sung vôi vào nước biển làm tăng tính kiềm, tăng khả năng hấp thụ khí cacbonic từ không khí của nước biển đồng thời giảm xu hướng giảm giải phóng khí cacbonic trở lại bầu khí quyển.

Nghiên cứu mới công bố biện pháp khả thi nhằm làm giảm tỉ lệ khí cacbonic trong bầu khí quyển bằng cách cho vôi vào nước biển. (Ảnh: iStockphoto/Chuck Babbitt)

Tuy nhiên ý kiến được bàn luận nhiều năm được cho là không khả thi bởi phí tổn cho việc xử lý đá vôi để lấy vôi cũng như lượng khí cacbonic giải phóng từ quá trình chế biến.

Tim Kruger, cố vấn quản lý tại công ty Corven (London), là người đứng đằng sau dự án phục hồi chu trình chế biến đá vôi. Ông cho rằng có thể khả thi hóa chu trình bằng cách cố định nó trong những khu vực kết hợp với nguồn năng lượng giá thành thấp được coi là quá ít để có thể khai thác lợi ích về mặt kinh tế, ví dụ như khí tự nhiên hay năng lượng mặt trời trên sa mạc. Đồng thời cần tìm kiếm các khu vực giàu đá vôi, biến những nơi này thành vùng có tiềm năng nung đá vôi.

Kruger nói: “Có rất nhiều nơi như thế, ví dụ như đồng bằng Nullarbor tại Australia, có thể trở thành địa điểm chế biến chính vì có tới 10.000 km3 đá vôi và hấp thụ tới 20MJ/m2 ánh sáng mặt trời mỗi ngày”.

Quá trình chế biến tạo vôi sẽ giải phóng khí cacbonic nhưng việc bổ sung đá vôi vào nước biển sẽ hấp thụ gấp đôi lượng khí cacbonic giải phóng trong quá trình. Do đó chu trình chế biến nói chung là quá trình không có cacbon.

Theo Kruger, “quá trình có khả năng đảo ngược việc tích lũy khí cacbonic trong bầu khí quyển. Có thể giảm tỉ lệ khí cacbonic xuống dưới mức trước thời đại công nghiệp”.

Giáo sư Klaus Lackner – nhà nghiên cứu thực địa tại đại học Columbia – nói: “Mức độ cân bằng khí cacbonic trên lý thuyết khá đúng. Dự án này chắc chắn là đáng để suy nghĩ cẩn trọng”.

Các đại dương là những nơi chứa cacbon lớn nhất trên thế giới, hấp thu khoảng 2 tỉ tấn cacbon mỗi năm. Việc tăng khả năng hấp thụ chỉ vài phần trăm cũng có thể tăng đáng kể lượng khí cacbonic lấy được từ bầu khí quyển.

Dự án hiện đang được phát triển theo hướng mở rộng.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video