Chú cá robot có thể bơi ở độ sâu 15m mà không bị phát hiện

SoFi - chú cá robot có thể lặn sâu 15m trong vòng 40 phút đồng thời có thể bơi theo ba hướng khác nhau và an toàn với những loài sinh vật biển khác.

Theo báo cáo mới đây, một chú cá robot có thể mở ra những bí mật về cuộc sống dưới biển – nơi mà các nhà nghiên cứu không thể tự tiếp cận. Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra một chú cá robot mang tên SoFi, đã được thử nghiệm ở Fiji. SoFi có thể bơi lien tục ở độ sâu hơn 15m trong suốt 40 phút.

Trên tạp chí Khoa học về robot, các nhà nghiên cứu đã chia sẻ rằng: Công nghệ cá robot có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về các loài sinh vật mà con người khó có khả năng tiếp cận và nghiên cứu.


Các nhà nghiên cứu của MIT đã phát triển một chú cá robot có thể bơi cùng các thật và chụp những bức ảnh về cuộc sống dưới biển - (Ảnh: Reuters).

Khi được thử nghiệm tại dải san hô Cầu vồng của Fiji, SoFi đã xử lý được các dòng hải lưu đồng thời chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao bằng việc sử dụng một thấu kính mắt cá.

Các nhà nghiên cứu cho biết, SoFi được trang bị một đuôi nhấp nhô và có khả năng kiểm soát độ nổi. Chú cá robot này có thể bơi theo đường thẳng, đi lên hoặc lặn xuống.

Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng bộ điều khiển chống thấm nước và phát triển một hệ thống thông tin liên lạc âm thanh tùy biến, cho phép họ thay đổi tốc độ của SoFi cùng những động tác chuyển động cụ thể. Robot mềm có thể bơi ngay bên cạnh những chú cá thật, điều này mang lại những lợi ích tuyệt vời cho các nhà khoa học.

Nhà khoa học Robert Katzschmann của MIT nói: “Theo như chúng tôi được biết, đây là chú cá robot đầu tiên có thể bơi được theo ba hướng trong một khoảng thời gian dài. Chúng tôi rất vui nếu những phát mình công nghệ có thể đưa cuộc sống dưới biển tới gần hơn với con người”.

Các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm: “Bằng các thay đổi mô hình dòng chảy và hệ thống thủy lực cho phép SoFi có thể thực hiện các động tác đuôi khác nhau với các tốc độ bơi tương ứng, trung bình khoảng một nửa chiều dài cơ thể mỗi giây".

Phần sau của SoFi bao gồm nhựa dẻo và cao su, nhiều bộ phận được in 3D. Giữa các phần của đầu là các thiết bị điện tử.


SoFi được điều khiển bởi bộ điều khiển Supper Nintendo chống thấm. Chú cá robot này có thể bơi theo nhiều hướng - (Ảnh MIT CSAIL).

Các nhà nghiên cứucung đã làm đầy đầu của SoFi bằng dầu khoáng để giảm nguy cơ làm hỏng máy móc. Họ chọn dầu khoáng vì đó là chất lỏng không bị nén khi thay đổi áp suất.

Giáo sư Cecilia Laschi cho biết: “Các nhà nghiên cứu cho chúng ta thấy một thành tựu trong chế tạo kỹ thuật, cho phép robot di chuyển dưới nước mà không cần dây buộc. Một chú cá robot như này có thể giúp chúng ta khám phá những dải san hô dễ dàng hơn bởi nó an toàn cho các loài sinh vật khác và cũng được chúng chấp nhận”.


Các thiết bị điện tử đều nằm trong đầu của SoFi. Đội chịu trách nhiệm về công nghệ đã làm đầy đầu của SoFi bằng dầu khoáng để giảm nguy cơ rò rỉ nước làm hư hỏng các thiết bị điện tử - (Ảnh: REUTERS).

Theo báo cáo, một trong những trở ngại khó khăn nhất mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt là giúp SoFi di chuyển ở các độ sâu khác nhau. SoFi có hai vây để điều chỉnh độ dốc của thân cá giúp robot có thể di chuyển lên hoặc xuống. Khi di chuyển theo chiều dọc, bộ điều khiển độ nổi sẽ hoạt động bằng cách nén hoặc giải nén không khí.

SoFi được tạo ra với mục đích khiến cho các loài sinh vật khác ít bị ảnh hưởng nên các nhà nghiên cứu đã cố gắng thiết kế những động cơ yên tĩnh nhất có thể.

Giáo sư Daniela Rus của viện MIT chia sẻ: “Robot có năng quan sát và tương tác với các sinh vật biển. Chú cá này dường như không làm phiền các con cá thật khác. Đa số các robot thường phải tránh va chạm nên dẫn đến chuyển động không hiệu quả. SoFi là một robot thân mềm nên không những có thể tồn tại sau va chạm mà còn có thể chuyển động vô cùng hiệu quả nữa".


Cấu tạo của SoFi - (Ảnh: REUTERS).

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến SoFi, hoàn thiện thiết kế đuôi và cơ thể giúp chú cá robot này bơi nhanh hơn.

Giáo sư Rus cho biết: “Chúng tôi coi SoFi là bước đâu tiên để phát triển một hệ thống quan sát dưới nước. Đây là một tiềm năng cho việc phát triển một loạt những công cụ mới phục vụ việc khám phá đại dương và mở ra những bí ẩn trong lòng biển”.

Cập nhật: 24/03/2018 Theo ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video