Chữa mù bằng 'kính áp tròng' tế bào gốc

Các nhà khoa học dùng kính áp tròng được cấy tế bào gốc để duy trì thị lực cho người mù. Cuộc phẫu thuật đầu tiên cải thiện đáng kể về thị lực cho bệnh nhân.

Nhóm các bác sĩ phẫu thuật từ ĐH New South Wales, Sydney, Australia, đã khai thác sức mạnh của công nghệ ghép tế bào gốc. Họ lấy các mẫu tế bào nhỏ từ mắt của hai người đàn ông và một phụ nữ bị bệnh về giác mạc, cấy chúng trong một kính áp tròng. Các kính áp tròng chứa tế bào này được đưa vào mắt bệnh nhân trong vòng ba tuần. Trong suốt thời gian đó, tế bào ghép di chuyển ra khỏi kính và bắt đầu hàn gắn các vùng giác mạc bị tổn thương. Ba bệnh nhân có thị lực rất kém do bệnh về giác mạc, đã được phẫu thuật và thị lực được cải thiện đáng kể. 

Hai kính áp tròng đặc biệt được các bác sĩ dùng để cải thiện thị lực người mù vì hỏng giác mạc.


Quá trình phẫu thuật sử dụng các tế bào của chính bệnh nhân để chữa những tổn thương đối với giác mạc, lớp màng bảo vệ mắt. Cuộc phẫu thuật được tiến hành bằng phương pháp gây mê, chỉ hai giờ sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được trả về nhà mà không cần phải ở lại bệnh viện, do đó giảm thiểu chi phí cho người bệnh.

Việc sử dụng các tế bảo của chính bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng vì như thế không cần phải có người hiến tặng tế bào, qua đó giảm thiểu khả năng bị thải ghép.

Nhà nghiên cứu Nick Di Girolamo cho biết: “Quá trình phẫu thuật diễn ra hoàn toàn đơn giản và không hề tốn kém. Không giống các kỹ thuật khác, việc cấy ghép theo cách này không đòi hỏi phải có các hợp chất từ động vật hay từ người khác, mà chỉ cần huyết thanh của chính bệnh nhân và nó hoàn toàn không gây hại. Không có mũi khâu, không có vết tích của phẫu thuật và bạn không cần đến bất cứ một trang bị đặc biệt nào.”

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, kỹ thuật này có thể được áp dụng với các bộ phận khác của mắt như võng mạc và thậm chí ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể. “Nếu chúng ta có thể tiến hành kỹ thuật đó đó với mắt, vậy tại sao nó không thể có hiệu quả đối với các bộ phận khác như da, bộ phận có khả năng tiếp nhận tế bào tương tự như giác mạc", Di Girolamo nói.

Sonal Rughani từ Viện Hoàng gia người mù Anh (RNIB) nói: “Phát hiện nhỏ này cho thấy triển vọng khả quan của việc sử dụng kính áp tròng. Chúng tôi trông đợi những phát triển xa hơn của phương pháp mang tính cách mạng này”. Đây là một phần của một vài nghiên cứu được thực hiện trên khắp thế giới với mục đích sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào để chữa mù.

Theo Báo Đất Việt (Daily Mail)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video