Chuẩn bị phóng vệ tinh giá rẻ có thể chụp ảnh trái đất xuyên màn đêm

Mới đây, một công ty công nghệ chuyên phát triển các vệ tinh dân sự cỡ nhỏ ICEYE cho biết họ đang tiến lên với việc phát triển và triển khai công nghệ radar khẩu độ tổng hợp SAR.

Mới đây, công ty có trụ sở tại Phần Lan thông báo rằng họ đã huy động được 13 triệu USD trong một đợt gây quỹ mới do Draper Nexus dẫn đầu, bao gồm các khoản đầu tư từ True Ventures, Lifeline Ventures, Space Angels và Draper Associates. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, công ty đã huy động được tổng cộng 18.7 triệu USD.

Trong một cuộc phỏng vấn với Ars Technica, Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập - Rafal Modrzewski cho biết ICEYE dự định sẽ tung ra công nghệ của mình trong vòng 12 tháng tới. Ông dự định bắt đầu cho ra mắt một loạt các sản phẩm của công ty vào năm 2019. "Trong hai năm đầu chúng tôi chủ yếu là một công ty công nghệ, và chúng tôi đang làm việc với khách hàng để tìm ra nhu cầu của họ", ông nói: "Giờ đây chúng tôi đã hoàn thiện ý tưởng".


Hình ảnh render vệ tinh SAR của ICEYE sẽ được phóng vào không gian.

Không giống như hầu hết các dụng cụ quang học trên các vệ tinh quay quanh quỹ đạo Trái đất nhằm thu lại hình ảnh của hành tinh, ICEYE sử dụng công nghệ radar khẩu độ tổng hợp SAR. Vệ tinh của công ty sẽ sử dụng chuyển động của một ăng-ten ra-đa kết hợp với khoảng thời gian thiết bị di chuyển đi qua một mục tiêu để tạo ra các hình ảnh đa chiều của bề mặt mục tiêu ngay cả khi bầu trời có mây che phủ. Phần "tổng hợp" của ăng-ten thực tế là do chiếc ăng-ten nhỏ di chuyển trên một khoảng cách lớn có thể tạo ra một khẩu độ tổng hợp lớn. Các vệ tinh của ICEYE sẽ có kích thước bằng một chiếc tủ lạnh mini.

Modrzewski cũng thừa nhận rằng các vệ tinh của chính phủ có thể tạo ra những hình ảnh và dữ liệu tốt hơn, nói chung là toàn diện hơn. Tuy nhiên, việc tung ra các vệ tinh với chi phí thấp cùng giao diện người dùng trực quan giúp dễ dàng cấu hình cho vệ tinh nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng chính là điều mang lại giá trị cho các sản phẩm của ICEYE. Ông nói: "Chúng tôi đang xây dựng một thứ gì đó vừa đủ dùng, nhỏ hơn, rẻ hơn và được sử dụng trên phạm vi toàn cầu".

Về lý thuyết, người dùng có thể mở một trình duyệt web, chọn một khu vực trên trái đất và họ sẽ có hình ảnh trên mặt đất gần như theo thời gian thực. Ví dụ, với toàn bộ dữ liệu thu thập được từ hình ảnh vệ tinh, người nông dân có thể tính toán được độ ẩm trong đất hoặc công ty bảo hiểm có thể sử dụng dữ liệu để xác minh thiệt hại. Modrzewski cho biết một số tình huống khác mà công nghệ này cũng có thể ứng dụng như khai thác dữ liệu từ các vụ tai nạn máy bay vào ban đêm, các vụ phun trào núi lửa hoặc tuyết lở.

Trước đó, ICEYE và Vector Space Systems đã thông báo sự hợp tác giữa hai bên với một hợp đồng cho 21 lần phóng các vệ tinh, sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian bốn năm, có thể bắt đầu vào năm 2018. Các vệ tinh nhỏ gọn có khả năng sẽ được đưa lên không gian bằng các bệ phòng là các tên lửa vệ tinh nhỏ khác.

Cập nhật: 29/08/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video