Chuẩn bị phóng vệ tinh thăm dò trái đất Swarm

Hôm thứ 3, 1 trong 3 vệ tinh Swarm đầu tiên được thiết kế cho sứ mạng nghiên cứu từ trường Trái Đất đã được vận chuyển từ sân bay Munich đến sân bay vũ trụ Plesetsk, cách 200km về phía nam Arkhangelsk, Nga. 3 vệ tinh sẽ lần lượt được tập trung cùng 60 tấn trang thiết bị hỗ trợ trước khi được phóng lên quỹ đạo cực vào tháng 11 tới.

Chúng ta đều biết rằng Trái Đất sở hữu từ trường, bảo vệ hành tinh khỏi những tia vũ trụ, duy trì bầu khí quyển bằng cách ngăn cản gió mặt trời. Tuy nhiên, từ trường Trái Đất không đơn giản mà ngược lại nó rất năng động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động tự xoay của vật chất nóng chảy bên trong lõi hành tinh.

Tất cả các hiện tượng liên quan đến từ trường tạo nên một hình dạng phức tạp của các đường sức từ. Tại cực bắc, các cực từ hay đổi thường xuyên và thậm chí đảo ngược. Từ trường không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu. Sự gẫy vỡ của địa từ trường có thể tác động đến khả năng định hướng, hoạt động di trú của động vật, các mạng lưới điện, liên lạc và máy tính.


Swarm được đưa lên máy bay vận tải Ilyushin-76

Các vệ tinh Swarm sẽ giúp giới khoa học giải đáp những khúc mắc còn tồn tại về từ trường Trái Đất. Được chế tạo bởi Astrium - một công ty con của tập đoàn hàng không và phòng thủ không gian châu Âu (EADS), 3 vệ tinh Swarm là một phần của chương trình Living Planet do ESA khởi xướng và là kết quả sau hơn 30 năm nghiên cứu về từ trường không gian sâu của Astrium.

3 vệ tinh không nhiễm từ sẽ được phóng lên 2 quỹ đạo cực, trong đó 2 vệ tinh sẽ bay cùng nhau tại độ cao 450km và vệ tinh còn lại bay ở độ cao 520km. Mục tiêu của bộ 3 là thu thập những dữ liệu chính xác nhất về địa từ trường.

Mỗi vệ tinh được trang bị một máy đo từ vô hướng tuyệt đối (Absolute Scalar Magnetometor), một từ kế vector, một thiết bị thăm dò điện trường, một gia tốc kế, một thiết bị phản xạ laser, một hệ thống theo dõi sao và một bộ thu sóng GPS. Hoạt động phối hợp nhờ dữ liệu dẫn đường chính xác, 3 vệ tinh sẽ có thể thực hiện các phép đo phân giải cao về cường độ, hướng và biến thiên của địa từ trường cũng như phân biệt nhiều nguồn từ tường khác nhau.

Các nhà khoa học hy vọng rằng, những phép đo này sẽ không chỉ giúp họ tạo ra các mô hình tốt hơn về từ trường mà còn cải thiện hoạt động định vị trên Trái Đất, dự báo thời tiết, hỗ trợ thăm dò khoáng sản, tiết lộ nhiều điều hơn về cấu trúc bên trong Trái Đất và mang lại khả năng cảnh báo sớm tốt hơn về những cơn bão mặt trời nguy hiểm.

Theo Tinhte, Gizmag
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video