Chúng ta có gene ung thư, gene béo phì và giờ là gene…ly dị

Ung thư đã được chứng minh có thể do di truyền. Béo phì cũng vậy, và giờ đến... ly dị cũng có thể là vì gene.

Hôn nhân đổ vỡ là điều chẳng ai mong muốn, đặc biệt là khi giữa họ đã có liên kết chung là những đứa con. Quan trọng hơn, khi bố mẹ chia cắt, những đứa trẻ có nguy cơ bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần sau này.

Theo nghiên cứu trước kia, khoa học đã từng chứng minh rằng những người có bố mẹ ly dị khi còn nhỏ, lúc lớn cũng có xu hướng hôn nhân không bền đẹp. Hiện tượng ấy có thực, và nguyên nhân được cho là con cái đơn thuần bắt chước hành động của bố mẹ trong quá khứ.


Những người có bố mẹ ly dị khi còn nhỏ, lúc lớn cũng có xu hướng hôn nhân không bền đẹp.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây xuất bản trên tạp chí Psychological Science của Tiến sỹ Salvatore và Kenneth Kendler, nguyên nhân lại có thể ở di truyền. Nghĩa là, những đứa trẻ này được thừa hưởng mã gen dẫn tới hành vi "phá vỡ" hôn nhân từ bố mẹ đẻ chúng.

Để nghiên cứu sâu hơn về vai trò của gen đối với hành động ly dị của các cặp đôi, 2 chuyên gia đã sử dụng số liệu dân số của Thụy Điển để tham chiếu. Số liệu bao gồm thông tin cá nhân của công dân Thụy Điển, giới tính, tình trạng hôn nhân, tiền án tiền sự, trình độ học vấn và cả tiền sử nghiện rượu.

Số liệu này tập trung vào thông tin chi tiết về bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi của những đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Tổng cộng, số người tham gia nghiên cứu là 19.715 người, nhằm tìm kiếm mối liên hệ giữa tình trạng hôn nhân của họ hiện nay với hành động ly dị của cả bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi.


Nếu một trong các anh/chị/em ruột ly dị thì những người còn lại cũng sở hữu 20% khả năng sẽ ly dị trong tương lai.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng khoảng 20% những người có bố mẹ đẻ ly hôn có xu hướng ly dị bạn đời. Nhưng nếu là bố mẹ nuôi, việc này dường như không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của con cái về sau.

Không chỉ vậy, tiến sỹ Salvatore và Kendler còn chứng minh được rằng nếu một trong các anh/chị/em ruột ly dị thì những người còn lại cũng sở hữu 20% khả năng sẽ ly dị trong tương lai. Điều này lại không hề xảy ra giữa các anh/chị/em cùng được nhận nuôi.


Đây chỉ là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ ly hôn, chứ không quyết định tất cả.

Kết quả trên chứng minh rằng gene đóng một vai trò quan trọng trong việc "di truyền" hành động ly dị từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo Salvatore, gene sẽ là yếu tố rất quan trọng, cần được các chuyên gia tâm lý tính đến khi giúp đỡ những người có bố mẹ ly hôn.

Nhưng bên cạnh đó, cũng cần hiểu rằng đây chỉ là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ ly hôn, chứ không quyết định tất cả. Hôn nhân muốn bền vững cần sự thấu hiểu lẫn nhau, và nên đặt trách nhiệm lên hàng đầu trước khi đưa ra quyết định.

Cập nhật: 13/02/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video