Chúng ta sẽ tái tạo được một trong những bộ phận khó thay thế nhất cơ thể

Bộ phận quan trọng nhất cơ thể người và cũng khó thay thế nhất, chính là trái tim. Nhưng trong tương lai, chúng ta sẽ tái tạo được nó.

Qua thời gian, y học đã có những bước tiến rất đáng kể. Nhiều căn bệnh nan y bị đẩy lùi, thậm chí có mất chân tay hay nội tạng thì vẫn có thể được thay thế.

Tuy nhiên, riêng trái tim thì khác. Trên thực tế, tim là một trong những bộ phận khó thay thế nhất của cơ thể. Hơn nữa, biến chứng sau phẫu thuật cũng như khả năng đào thải van tim là tương đối cao, không thể tùy tiện chữa trị.

Vậy nếu như khi tim bị tổn thương, chúng ta đơn giản chỉ cần thay thế nó bằng một quả tim giống hệt thì sao? Đó chính là tương lai của loài người - theo kết luận của các chuyên gia ĐH Florida (Mỹ).

Cụ thể, nhóm chuyên gia tin rằng con người sẽ có ngày phát triển thành công quy trình tái tạo mô tim, bằng cách "vay mượn" khả năng của một sinh vật thậm chí còn chẳng hề có tim. Đó là hải quỳ cánh sao (starlet sea anemone - Nematostella vectensis).


Sinh vật sẽ được con người vay mượn khả năng.

Hải quỳ cánh sao có khả năng hồi phục lại các bộ phận của cơ thể dù bị... chặt nhỏ thành nhiều mảnh. Theo các chuyên gia, họ có thể ứng dụng khả năng này để phục hồi trái tim của con người.

Nhưng tại sao lại là loài hải quỳ? Chẳng phải nhiều sinh vật khác cũng có khả năng tự tái tạo hay sao, như thằn lằn chẳng hạn?

Theo Mark Martindale - chủ nhiệm nghiên cứu, vấn đề nằm ở chỗ hải quỳ có chứa gene giúp hình thành tế bào trái tim ở người và các loài động vật khác.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu như có thể hiểu thêm về cơ chế hình thành tế bào tim từ gene, khả năng tái tạo trái tim ở người sẽ thành sự thật" - Martindale cho biết.

Khi nghiên cứu về "gene tim" của hải quỳ, các chuyên gia nhận thấy một số phản ứng lạ so với gene ở các loài động vật khác. Chúng không có "vòng khóa" (lockdown loop) - thứ giúp các tế bào không tiến hóa thành một dạng tế bào với chức năng hoàn toàn khác.


Ở tim người, quá trình phục hồi là rất chậm, thậm chí gần như không xảy ra.

Ở tim người, quá trình phục hồi là rất chậm, thậm chí gần như không xảy ra, nên không đủ để chống lại các thương tổn. Nhưng nếu gene không có vòng khóa kể trên giống như hải quỳ, các tế bào khác sẽ có thể biến thành bất kỳ tế bào nào - kể cả tim, qua đó giúp tim phục hồi như chưa có gì xảy ra.

Vậy, nếu như chúng ta thay đổi tế bào cơ bắp trên cơ thể giống như hải quỳ, việc phục hồi được trái tim chỉ là vấn đề sớm muộn. Tuy nhiên, quá trình vẫn còn rất dài, dù chúng ta đã có nhiều manh mối để làm được chuyện đó.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.

Cập nhật: 29/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video