Chủng virus nCoV hiện dễ lây nhiễm hơn ban đầu

Nghiên cứu mới cho thấy biến thể di truyền của nCoV tồn tại trong thời gian gần đây dễ dàng lây nhiễm vào tế bào con người hơn so với chủng nguyên bản xuất hiện ở Trung Quốc.

Công trình đăng tải trên tạp chí Cell ngày 2/7, thực hiện bởi các nhà khoa học từ Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Đại học Duke, hợp tác với nhóm nghiên cứu Covid-19 Genomics UK của Đại học Sheffield. Sau khi giải trình tự gene virus, họ phát hiện ra rằng biến thể hiện tại, được gọi là "D614G", có sự thay đổi nhỏ nhưng mạnh mẽ về cấu trúc "protein gai" nhô ra khỏi bề mặt virus, khiến nó dễ dàng xâm nhập tế bào cơ thể người hơn gấp ba đến 6 lần.

Nghiên cứu ban đầu được đăng tải trên bioRxiv, trang web dành cho những công trình chưa được bình duyệt, hồi tháng 4 và nhận lượt truy cập cao kỷ lục là 200.000. Tuy nhiên khi ấy, nó bị chỉ trích, bởi các nhà khoa học chưa chứng minh được rằng chính đột biến mới này là nguyên nhân khiến virus dễ xâm nhập hơn.

Nhóm chuyên gia sau đó đã thực hiện các thí nghiệm bổ sung, phân tích dữ liệu sức khỏe của 999 bệnh nhân Anh mắc Covid-19. Kết quả cho thấy tải lượng virus ở những người có biến thể D614G cao hơn. Song mức độ nghiêm trọng của bệnh không thay đổi.


Virus nCoV được phóng to dưới kính hiển vi tại Viện Y tế Quốc gia, ngày 27/2. (Ảnh: AFP).

"Có vẻ như đây là chủng virus mạnh mẽ hơn", Erica Ollmann Saphire, nhà khoa học tại Viện Miễn dịch học La Jolla, nhận định.

Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, người không tham gia vào nghiên cứu: "Dữ liệu cho thấy chỉ một đột biến duy nhất mới làm tăng tải lượng và khiến virus có khả năng nhân lên cao hơn. Chúng tôi chưa thể xác định điều này có làm tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn hay không. Có vẻ như virus chỉ lây lan nhanh hơn mà thôi. Song tất cả vẫn còn ở giai đoạn tìm hiểu".

Dù biến thể đang lưu hành dễ dàng nhiễm vào tế bào người, chưa bằng chứng nào cho thấy nó khiến căn bệnh lây lan rộng hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định sự thay đổi không liên quan nhiều đến quá trình phòng chống và điều trị Covid-19.

"Mặc dù cần thực hiện thêm các nghiên cứu lớn để xác định liệu điều này ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển vaccine, chúng tôi cho rằng D614G sẽ không tác động nhiều đến các biện pháp kiểm dịch, hoặc khiến cho bệnh trạng của người mắc trở nên nghiêm trọng hơn", Nathan Grubaugh, chuyên gia virus, Trường Y tế Công cộng, Đại học Yale, nhận định.

Cập nhật: 04/07/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video