Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam được đề cử

Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức tại Hemicycle, Nghị viện châu Âu (Bỉ) cuối tháng 1-2007. Có 700 dự án tham dự Giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm nay - một Giải thưởng danh tiếng về năng lượng và môi trường được công nhận trên toàn thế giới. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam được đề cử giải thưởng này.

Việc sử dụng thường xuyên nhiên liệu hóa thạch và khai thác các quần thể sinh học là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên của nước ta. Để đối phó với xu hướng bất lợi này, dự án "Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" hợp tác với Hà Lan đã triển khai tại nước ta từ năm 2003, kết thúc thành công tháng 1-2006. Dự án đã hỗ trợ xây dựng 18.000 công trình khí sinh học tại 12 tỉnh, góp phần làm giảm lượng phân hóa học và nhất là giảm ô nhiễm môi trường, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ước đạt từ 64.000 - 119.000 tấn CO2/năm.

Hộ dân sử dụng hầm khí Bioga làm chất đốt
(Ảnh: vacne.org.vn)

Cục Chăn nuôi (trước đây là Cục Nông nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) điều phối và thực hiện triển khai Dự án này.

Bằng việc hỗ trợ cho người dân khoảng 1/5 giá trị xây dựng công trình khí sinh học quy mô gia đình, một hầm khí sinh học bioga tiết kiệm được khoảng 2,3 tấn củi đun, tương đương với 0,03 ha rừng mỗi năm, sản sinh ra 30 tấn bã thải sinh chất lượng cao. Ước tính có tới 90% số hộ nông dân sử dụng khí sinh học cũng dùng bã thải khí sinh học để cải tạo cơ cấu đất trồng và duy trì chất hữu cơ trong đất.

Hầm khí sinh học còn nâng cao sức khoẻ cho người dân thông qua việc giảm mùi hôi, ô nhiễm không khí trong nhà, cải tạo nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi, góp phần giúp phụ nữ và trẻ em khỏi gánh nặng công việc nội trợ và tìm kiếm củi đốt cũng như giảm nạn phá rừng.

Tuy nhiên, hạn chế hiện nay là công suất các công trình khí sinh học của dự án chỉ phù hợp với quy mô nhỏ và chăn nuôi hộ gia đình. Chăn nuôi quy mô công nghiệp và trang trại có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn nhiều tỉnh, gây ô nhiễm tới môi trường chưa có công nghệ và giải pháp xử lý hữu hiệu.

Năm nay 2006, Dự án "bắc cầu” tiếp nối giai đoạn I và chuẩn bị cho giai đoạn II xây thêm được 9.455 công trình khí sinh học tại 23 tỉnh thành trên toàn quốc trong đó có 11 tỉnh mới tham gia.

Với kinh phí tài trợ của Hà Lan 3,7 triệu euro và vốn đối ứng của các tỉnh, trong giai đoạn II (2007- 2010), dự án sẽ hoàn thành xây dựng 140.000 công trình khí sinh học trên 58 tỉnh thành, xây dựng thành công mục tiêu thiết lập một ngành khí sinh học phát triển bền vững mang tính thị trường tại Việt Nam. Sẽ góp phần làm giảm khoảng 420.000 tấn CO2 tương đương phát thải khí nhà kính mỗi năm, thay thế khoảng 200.000 tấn củi hoặc phế thải nông nghiệp mỗi năm bằng nguồn năng lượng sạch, đồng thời tạo ít nhất 2.500 việc làm về cung cấp dịch vụ và xây dựng công trình khí sinh học cho người dân nông thôn.

Giải thưởng Năng lượng toàn cầu cho thấy sự phát triển của các dạng năng lượng sạch và hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tới môi trường. "Thay vì hiện tượng biến đổi khí hậu, chúng ta hãy tạo ra một sự thay đổi để phát triển bền vững và an toàn hơn", nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan nói.

Theo Đại đoàn kết, Nhân dân
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video