Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Trong khi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải cần 4 ngày để phát hiện bệnh lao thì 1 con chuột được huấn luyện có thể kiểm tra 100 mẫu vật trong 20 phút và chi phí cho mỗi lần sàng lọc không quá 0,2 USD.

Chuột đực không có nhiễm sắc thể Y

Ở động vật có vú, giới tính được xác định bởi nhiễm sắc thể X và Y. Con cái thừa hưởng một từ cha và một từ mẹ, nếu là XX sẽ ra đời một con cái và XY là con đực. Tuy nhiên, ở loài chuột gai Amami Nhật Bản thì nguyên tắc này lại bị phá vỡ. Chuột đực gai Amami không có nhiễm sắc thể Y, cả hai giới chỉ có một nhiễm sắc thể X duy nhất.


Chuột đực gai Amami Nhật Bản không có nhiễm sắc thể Y.

Năm 2017 một nghiên cứu đã được tiến hành, người ta lấy tế bào gốc từ đuôi chuột cái và tiêm chúng vào phôi. Những con chuột cái đã mang thai đủ tháng, cho ra đời những con chuột con. Các tế bào gốc chuột gai thích nghi với cả buồng trứng và tinh hoàn, đặc biệt là tinh hoàn. Trước đây, tinh trùng không thể phát triển từ tế bào gốc của con cái do thiếu nhiễm sắc thể Y của con đực. Nhưng các tế bào của chuột gai lại tỏ ra linh hoạt và cảm nhận đặc biệt khi chúng ở trong buồng trứng hoặc tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy chuột đực gai Amami Nhật Bản sở hữu các gene giới tính đực khác. Khi nhiễm sắc thể Y bị xóa đi một cách bí ẩn, thì nó lại nhảy sang các phần khác của bộ gene và những nhiễm sắc thể X còn lại.

Được dạy cách thoát hiểm ngay từ khi mới sinh

Năm 2014, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm và phát hiện thấy chuột đã dạy con của chúng về mối nguy hiểm ngay từ khi lọt lòng. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã huấn luyện những con chuột cái trưởng thành sợ mùi bạc hà. Mỗi khi mùi này được phát tán vào lồng, chuột cái lại xuất hiện tình trạng giống như sốc điện nhẹ. Những con chuột sợ thảo mộc sau đó trưởng thành và sinh con. Các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm giai đoạn hai. Không có cú sốc nào xuất hiện, nhưng khi mùi bạc hà xuất hiện cơ thể của chuột lại tiết ra một mùi đặc biệt.


Ngay từ khi mới sinh, chuột đã được dạy cách sinh tồn.

Những con chuột con nhận thấy khi có mùi lạ thì mẹ của chúng hoảng sợ. Chẳng mấy chốc, những con chuột con cũng học cách sợ mùi bạc hà nhưng lại không bị sốc như mẹ chúng. Đơn giản, những con chuột con đã được mẹ dạy hành vi sợ mỗi khi môi trường xuất hiện mối nguy hiểm. Chỉ trong vài ngày, những con chuột con đã “thuộc lòng” bài học. Bằng chứng chúng sợ bạc hà cả khi không có mặt của chuột mẹ. Nhận thức về nguy hiểm của chuột sơ sinh đã giúp chúng trở thành loài vật thoát nạn thành công trong những tình huống nguy hiểm.

Khả năng phát hiện bom mìn

Chuột túi khổng lồ ở châu Phi đã trở thành các chiến binh phát hiện bom mìn rất giỏi sau khi được con người huấn luyện. Những con chuột này có kích thước giống mèo, ngay từ khi mới sinh đã được tuyển chọn vào một tổ chức của Bỉ có tên là Apopo. Sau đó, chúng trải qua chín tháng huấn luyện với rất nhiều phần thưởng thực phẩm ngon cho đến khi thuần thục, phát hiện được mùi thuốc nổ.


Chuột túi khổng lồ châu Phi có khả phát hiện bom mìn nhanh và chính xác.

Một khi đã sẵn sàng, chuột được thả ra ngoài để làm nhiệm vụ. Khi ngửi thấy mùi bom mìn, thuốc nổ, chúng cào vào mặt đất. Lợi thế của việc dùng chuột là bảo vệ con người không bị bom mìn gây sát thương, còn chuột thì không việc gì, bởi chúng quá nhỏ không đủ để kích nổ. Ngoài ra, chúng còn rất cần mẫn và thạo việc, có thể dọn sạch một khu vực chỉ trong 30 phút trong khi đó con người phải mất 3 ngày, chưa kể rủi ro. Hiện Apopo đang lên kế hoạch tuyển thêm và huấn luyện nhiều chuột nữa để kiểm tra cả nhà tù và các ứng dụng tương tự khác vì nó tin cậy hơn các phương pháp hiện có.

Khả năng chẩn đoán bệnh lao

Năm 2016, bệnh lao (TB) đã giết chết 1,3 triệu người, trong đó có 130.000 trẻ em. Đây là căn bệnh rất khó điều trị, riêng trẻ nhỏ mắc bệnh lại phải đối mặt với một mối nguy hiểm khác do không thể sản xuất đủ chất nhầy và nước bọt để bác sĩ lấy mẫu thích hợp. Hậu quả, một đứa trẻ bị bệnh lao có 60-70% cơ hội thử nghiệm âm tính, vì vậy, việc chẩn đoán vô cùng khó khăn trong khi lại đang mắc bệnh thực sự. Các bác sĩ ở Mozambique và Tanzania phát hiện thấy bệnh phổi khác với những căn bệnh khác, nó phát ra mùi đặc biệt, điều này giúp họ tìm ra ý tưởng, đào tạo chuột để phát hiện bệnh lao.


Các “bác sĩ gặm nhấm” phát hiện bệnh lao cao gần 40% so với kỹ thuật khám truyền thống.

Để vào cuộc, các bác sĩ ở Mozambique và Tanzania đã dùng xe máy đến tận các phòng khám địa phương lấy mẫu, sau đó cho chuột túi khổng lồ châu Phi đào tạo ngửi. Các xét nghiệm bất thường trên cùng một mẫu bệnh phẩm phát hiện ra bệnh nhưng số lượng “sót bệnh” ở chuột lại thấp hơn so với bác sĩ. Tỷ lệ chẩn đoán bệnh tăng gần 40% mặc dù độ chính xác do chuột khám thấp ở nhóm người lớn, nhưng tỷ lệ chẩn đoán ra nhiều trường hợp mắc bệnh cao hơn so với các xét nghiệm thông thường.

Chuột có sự đồng cảm sâu sắc với đồng loại

So với các loài gặm nhấm khác, chuột phản ứng với cảm xúc rất đặc biệt, các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng lây nhiễm cảm xúc, nó giống như ở trẻ nhỏ. Một trẻ khóc khiến những trẻ còn lại cũng mếu máo theo, mặc dù chúng không hiểu tại sao. Tương tự, chuột cũng thể hiện hành vi đau đớn hoặc sợ hãi khi chúng thấy đồng loại rơi vào cảnh bất trắc. Năm 2011, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu để xem liệu chuột có đồng cảm hay không. Sự lây nhiễm cảm xúc có thể được xem như một phản ứng tự nhiên, dựa vào bản năng, nhưng sự đồng cảm đòi hỏi một cách tiếp cận thông minh hơn. Con chuột phải nhận được sự đau khổ ở những con chuột khác và sau đó gạt nỗi sợ hãi sang một bên để cung cấp hỗ trợ cho đồng loại.


Chuột phản ứng với cảm xúc rất đặc biệt, các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng lây nhiễm cảm xúc, nó giống như ở trẻ nhỏ.

Để bắt đầu, các cặp chuột được nhốt cùng nhau trong hai tuần để chúng tạo sự gắn kết. Cuối cùng, một con bị nhốt bên trong một lồng nhỏ trong suốt. Lúc đầu, chuột thận trọng khám phá sự phát triển mới, sau đó, chúng liên tục tìm cách giải thoát con chuột bị nhốt trong lồng trong suốt có cửa mở ở bên ngoài. Những con chuột này không quan tâm đến hộp rỗng nhưng những hộp đựng đồ ăn hấp dẫn và có chuột bị mắc kẹt bên trong thì chuột tự do lại tìm cách mở cửa để lấy thức ăn và giải thoát đồng loại bị nhốt ở bên trong.

Cập nhật: 25/01/2019 Theo PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video