Chụp cộng hưởng từ tìm ra ung thư tuyến tiền liệt

Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp giải quyết căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt tốt hơn cả phương pháp điều trị tích cực.

Một hình ảnh MRI của tuyến tiền liệt, với vùng màu đỏ thể hiện sự hiện diện của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. (Nguồn: Internet)

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Rutgers ở New Brunswick, bang New Jersey (Mỹ) cho biết đo quang phổ qua MRI có thể chẩn đoán chính xác hơn 90% ung thư tiền liệt tuyến từ cấp độ nhẹ đến nặng, từ đó sẽ xác định mức độ khu trú của các hóa chất giúp chỉ điểm cho sự hiện diện của bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt.

Tiến sĩ Anant Madabhushi cho biết: “Trong vài tháng trước, chúng tôi thấy những dấu hiệu hình ảnh giúp phân biệt tế bào ung thư ác tính so với các dạng ung thư nhẹ hơn. Hiện chúng tôi đang tiến tới việc có những chẩn đoán cụ thể hơn chứ không chỉ xác định liệu bệnh nhân có ung thư hay không.”

Trong nghiên cứu ban đầu, Madabhushi và các đồng nghiệp dùng máy tính để phân tích các hình ảnh và quang phổ để phân biệt các khối u tiền liệt ở 19 bệnh nhân và sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy nam giới bị ung thư với mức độ nguy hiểm thấp vẫn phải trải qua các liệu pháp điều trị tích cực.

Nhưng các phương pháp chẩn đoán cải tiến này có thể giúp bệnh nhân và thầy thuốc có thể rút ngắn bớt một liệu trình điều trị rườm rà và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo VietnamPlus
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video