Chuyện thực đến khó tin về thôi miên lùi kiếp

Khi được bác sĩ thôi miên, Catherin thấy mình là một cô gái 18 tuổi sống trong ngôi nhà bụi bặm, nóng bức, không có nước...

Chữa bệnh bằng liệu pháp thôi miên lùi kiếp có liên quan đến tên tuổi của một chuyên gia liệu pháp tâm lý nổi tiếng người Mỹ là ông Brian Vass. Sau một số buổi chữa bệnh bằng thôi miên, lần đầu tiên hoàn toàn tình cờ, ông đã để một nữ bệnh nhân của mình trải nghiệm một cuộc hành trình khác thường về các kiếp trước của cô. Kết quả là bệnh nhân này đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1980. Một cô gái xinh đẹp tên là Catherin đã tìm đến bác sỹ Vass để khám bệnh. Catherin đã than phiền về tính cáu bẳn, những cơn sợ hãi cũng như những nỗi ám ảnh vô tận của mình. Cô sợ nước, sợ bóng tối, sợ không gian kín, sợ đi máy bay và sợ uống thuốc viên, nhưng hành hạ cô nhiều nhất là nỗi sợ cái chết. Sau khi áp dụng những biện pháp chữa bệnh thông dụng, suốt một năm rưỡi việc điều trị của bác sỹ không tiến triển. Thậm chí, tình trạng của bệnh nhân ngày càng xấu đi, các cơn sợ hãi và bất an tăng lên theo tần số và thời lượng.

Đang ở thế bí, bác sỹ Vass liền quyết định chữa trị bằng liệu pháp thôi miên vì ông cho rằng, nguồn gốc những nỗi sợ hãi và ám ảnh hiện thời ở bệnh nhân này có thể được tìm ra khi quay lại thời thơ ấu của cô ấy. Nhưng lúc đó Catherin đã cương quyết khước từ ý tưởng này. Thế rồi một sự tình cờ kỳ lạ đã giúp cho Vass thực hiện ý định của mình. Một lần Catherin có mặt tại buổi triển lãm về đất nước Ai Cập cổ đại. Tại đây có một số mô hình trưng bày mà cô có cảm giác như đã quen thuộc từ lâu. Sau đó cô đã sửa một số lỗi về kiến thức Ai Cập cho các hướng dẫn viên. Băn khoăn về những điều đã trải qua nên khi gặp Vass, cô đã kể cho ông nghe về hành động kỳ lạ của mình. Ông bác sỹ lại đề nghị cô trải qua hình thức thôi miên để thức tỉnh và tìm kiếm nguồn gốc của thông tin, lần này thì Catherin đã miễn cưỡng đồng ý.


Chữa bệnh bằng thôi miên lùi kiếp là một phương pháp chữa bệnh không theo truyền thống.

Trong buổi đầu tiên cô đã dễ dàng đi vào trạng thái bị thôi miên. Theo lệnh phát ra, cô đã trở lại thời 2-3 tuổi, nhưng quãng thời gian này không có gì đặc biệt. Bác sỹ Vass liền quyết định thay đổi tiến trình và lúc đó bên tai Catherin vang lên câu nói: "Hãy quay lại quãng thời gian đã làm xuất hiện các triệu chứng của cô". Vài giây sau thì Catherin nhìn thấy mình là một cô gái 18 tuổi với mái tóc vàng đuôi sam và sống trong một ngôi nhà nhỏ bụi bặm, nóng bức và không có nước. Cô đã miêu tả tỉ mỉ mọi thứ xung quanh và nhớ lại tên mình khi đó là Eronda. Sự hiện diện này được ghi nhận vào năm 1869 trước công nguyên.

Trong cảnh "liên lạc" tiếp theo đã cho thấy thời gian còn lùi xa hơn nữa. Có một thác nước rất mạnh từ trên núi hoặc sóng thủy triều ào tới ngôi làng, nơi mà cô đã sống cùng đứa con gái nhỏ của mình. Nước mặn đã phủ lên cô và đứa trẻ nhưng họ vẫn còn sống. Tiếp theo đó lại là sự chuyển dịch về thời gian. Catherin thấy mình là một phụ nữ Tây Ban Nha 56 tuổi, mặc chiếc váy thêu đăng-ten màu đen đang nhảy múa trong một ngày hội của năm 1756. Sau đó là cảm giác nóng, vã mồ hôi lạnh, có nhiều người đã chết vì nước bị nhiễm độc và cô may mắn sống sót. Đến đây thì buổi thôi miên đầu tiên kết thúc. Trong mỗi bối cảnh của từng thời kỳ đều thấy xuất hiện các vấn đề bệnh tật có liên quan đến nước, hạn hán, lũ lụt, bệnh dịch.... Liệu có phải những điều này đã dẫn đến chứng sợ nước dai dẳng hiện nay của Catherin?

Trong buổi thôi miên lần thứ hai, Catherin lại có những trải nghiệm thú vị khác về tiền kiếp của mình. Hoá ra, cô đã từng là nô tỳ của vị Pharaoh ở đất nước Ai Cập cổ đại. Nhiệm vụ của cô khi đó là thực hịên nghi lễ dìm các thi thể vào nước biển trong 30 ngày rồi sau đó lấy các nội tạng ra. Catherin đã miêu tả điều gì đó dường như là quan niệm về cái chết và cuộc sống sau khi chết của người Ai Cập. Nó khác với sự hình dung của chúng ta ngày nay. Phải chăng chính tại nơi đây mà cô đã có được những kiến thức khác thường về đất nước Ai Cập cổ đại và đã làm kinh ngạc khách tham quan triển lãm cuối thế kỷ XX?

Các buổi thôi miên vẫn được tiếp tục. Bác sỹ Vass sửng sốt và cảm thấy hoàn toàn bối rối về những điều đã diễn ra. Sau đó, liệu pháp thoái lùi (thôi miên lùi về kiếp trước) đã xuất hiện trong nỗi ngờ vực và lo ngại. Ông sợ rằng các đồng nghiệp và bạn bè không hiểu. Mãi 4 năm sau, bác sỹ Vass mới quyết định công bố quá trình theo dõi của mình. Trong thời gian đó, ngoài trường hợp Catherin đã hoàn toàn khỏi bệnh sau quá trình điều trị của ông, còn có nhiều bệnh nhân khác cũng được phát hiện các căn bệnh có nguồn gốc từ những kiếp trước. Hiện nay, bác sỹ Brian Vass đang điều hành một số khoa lâm sàng ở Mỹ, trong đó biện pháp thoái lùi đã chính thức được sử dụng cùng với các liệu pháp chữa bệnh truyền thống khác. Ông coi đó là liệu pháp rất hiệu quả khi điều trị sự bất an, những nỗi ám ảnh, các thói quen có hại và hậu quả của nó ở người bệnh.

Trên cơ sở của liệu pháp chữa bệnh không theo truyền thống này, có giả thiết cho rằng, có thể nguyên nhân gây nên những nỗi sợ hãi của con người đương thời là do cảnh tượng về cái chết từ một trong các "kiếp trước" của chính họ. Nhiều người cho rằng, sự tái tạo ký ức cho phép người ta hoàn toàn tránh được những cơn ác mộng hành hạ. Liệu pháp chữa bệnh kiểu này sau khi được khẳng định ở Mỹ đã xuất hiện ở Nga. Lẽ dĩ nhiên, sự phản ứng trước liệu pháp khác thường này không hề đồng nhất. Nền khoa học chính thống và Thiên chúa giáo không thừa nhận hiện tượng đầu thai. Bên ủng hộ lại là những người đã trở lại với cuộc sống lành mạnh, vui vẻ sau một thời gian bệnh tật. Bên nào đúng, thời gian rồi sẽ trả lời.

Cập nhật: 19/11/2016 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video