Chuyện tình đẫm nước mắt của chú chim cô độc nhất thế giới và khối bê tông vô tri

Nigel đã "phải lòng" một cô chim bê tông và ngày ngày ở bên chăm sóc, yêu thương nó vì chú chim ó biển này quá cô độc.

Nigel là một chú chim ó biển sống ở vùng biển New Zealand. Trong những năm qua, Nigel được gọi bằng một cái tên không mấy vui vẻ: chú chim cô đơn nhất thế giới.

Vào năm 2015, Nigel đã được con người mời gọi đến đảo Mana. Vào bấy giờ, chính quyền khu vực nuôi tham vọng có thể thu hút được lại loài chim ó biển đến New Zealand. Chim ó biển vốn là loài chim biển lớn nhất ở Bắc Đại Tây Dương, có sải cánh dài tới 2 mét. Nó có thể có mặt ở phía nam bán cầu nhưng vô cùng hiếm. Để dụ những chú chim ó biển tới New Zealand sinh sống, người ta đã đặt mồi nhử bằng những chú chim bê tông trông như thật trên các vách đá và có gắn loa phát âm thanh tiếng kêu của loài này.


Nigel - chú chim ó biển bị "lừa" đến phương Nam.

Nigel đã nhận lời, đến New Zealand vào năm 2015 với tư cách là chú chim ó biển đầu tiên của hòn đảo sau 40 năm. Nhưng không ai trong số anh em của Nigel tham gia cùng nó.

Năm tháng trôi qua, Nigel ở lại một mình trên đảo, cùng với 80 con chim giả. Nó vĩnh viễn không thể tìm được bất kỳ đồng loại thực sự nào của mình nữa khi đã mắc kẹt tại đây. Cũng có thể, tự bản thân Nigel đã chọn ở lại New Zealand mà không cất cánh bay về nhà.

Nigel đã sinh lòng say mê một trong 80 con chim giả. Nó thậm chí đã xây dựng cho người tình của mình một cái tổ. Người ta ghi nhận được hàng ngàn khoảnh khắc “chú chim cô đơn nhất thế giới” ân cần chải chuốt cho bộ lông bê tông lạnh lùng của “cô chim” đó. Nigel giao tiếp, tương tác với cô chim bê tông như thể nó thực sự tin rằng đó là một cô ó biển bằng xương bằng thịt, có cảm xúc và cũng đang đáp lại tình cảm của nó.


Nigel yêu thương một cô chim bê tông cho đến khi chết.

Vào một ngày tháng 2 năm 2018, Nigel - chú chim cô độc nhất thế giới đã chết. Nó ra đi ngay bên cạnh cô chim bê tông trong cái tổ tình yêu không được đáp lại đó. Nó ra đi khi cách quê nhà hàng ngàn cây số. Bộ lông màu vàng cam rực rỡ trên đầu Nigel vẫn lấp lánh dưới ánh nắng nơi biển đảo.

“Cho dù nó có cảm thấy cô đơn thật hay không thì chắc chắn Nigel đã không bao giờ trở về nhà được, và đó hẳn là một trải nghiệm rất kỳ lạ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều rất đồng cảm với nó, bởi vì nó đã gặp phải tình huống khá vô vọng này”, nhân viên kiểm lâm bảo tồn Chris Bell, người cũng sống trên đảo chia sẻ.

Khi câu chuyện chú ó biển cô độc bao năm vẫn kiên trì với tình yêu vô ích của mình được đăng tải trên báo chí, Nigel đã tích lũy được một lượng người hâm mộ nhất định. Mana là một khu bảo tồn khoa học của New Zealand. Nhờ có Nigel, nơi này đã thu hút được không ít du khách. Người ta muốn đến đây để thăm Nigel, bầu bạn với chú một lúc.

Thực chất trong những năm qua, cũng đã có một con chim ó biển khác đã đến với Nigel. Nó tên là Norman, nhưng cũng là giống đực nên không thể kết đôi cùng Nigel. Norman chỉ ghé qua đảo Mana một lát vào năm 2017 rồi lại bay về phương Bắc.


Dự án của New Zealand vẫn tiếp tục.

Có lẽ điều đáng buồn nhất trong câu chuyện này là ngay sau khi Nigel chết, đã có ba con chim ó khác tới định cư ở Mana, sau khi các quan chức bảo tồn điều chỉnh hệ thống âm thanh được sử dụng để thu hút chúng.

Điều này giống như một kết thúc sai cho câu chuyện. Nigel đã chết ngay trước khi điều kỳ diệu xảy ra”, Bell nói.

Nhưng Nigel với biệt danh "chú chim cô đơn không có bạn tình" sẽ mãi mãi được nhớ đến với tư cách là nhân vật tiên phong và đã báo hiệu cho bộ ba mới rằng Mana là môi trường sống phù hợp.

Cập nhật: 22/09/2024 TTVH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video