Cơ hội quan sát mưa sao băng Delta Aquarids

Những người yêu thích thiên văn Việt Nam có cơ hội ngắm sao băng Delta Aquarids, sẽ đạt cực điểm vào đêm 28 và rạng sáng 29/7.

Mưa sao băng Delta Aquarids diễn ra hàng năm từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 và có thể quan sát được ở mọi nơi trên thế giới. Hiện tượng này có nguồn gốc từ sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kỳ ngắn đã tới gần Mặt Trời lần gần đây nhất hồi năm 2017.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), cho biết Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình (không quá 20 vệt mỗi giờ), thời điểm chính để quan sát khi đạt cực điểm vào đêm 28 và rạng sáng 29/7. Vào những đêm khác lân cận, nếu trời đẹp cùng chút may mắn, bạn vẫn có thể thấy một số sao băng cửa Delta Aquarids lướt qua bầu trời.

Đa số các vệt sao băng của hiện tượng lần này sẽ diễn ra ở khu vực lân cận chòm sao Aquarius. Tại Việt Nam, có thể quan sát rõ ở bầu trời phía Nam vào khoảng 2h sáng.


Sao băng trên bầu trời chụp tại North Carolina vào ngày 11//8/2021. (Ảnh: James Reynolds/earthsky)

Với mưa sao băng, mắt thường hoàn toàn có thể quan sát dễ dàng do diễn ra liên tục trong thời gian kéo dài và không cần tới dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, ông Sơn cho hay điều kiện quan sát rất quan trọng. Người xem cần chọn góc nhìn rộng, ít ô nhiễm (ánh sáng và khói bụi), và đặc biệt là cần một bầu trời quang mây.

"Một nguyên tắc đơn giản để quan sát mưa sao băng là ngắm nhìn bầu trời đêm không mây sau vài phút để mắt quen với bóng tối, đếm được trên 20 ngôi sao trên bầu trời thì sẽ có cơ hội thấy được các sao băng", ông nói.

Vùng trung tâm của trận mưa sao băng này nằm trong khu vực của chòm sao Aquarius (còn gọi là Bảo Bình). Ông cũng gợi ý một cách dễ dàng hơn để tìm ra chòm sao này là dựa vào "hình vuông lớn của Pegasus" được tạo thành bởi 4 ngôi sao sáng trong sao Pegasus.


Vị trí của chòm sao Aquarius. (Ảnh: Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam).

Mưa sao băng xảy ra khi các mảnh vụn của sao chổi để lại nằm thành những đám cắt qua quỹ đạo Trái đất. Mỗi lần đi qua khu vực quỹ đạo của Trái đất, một phần thân của sao chổi bị vỡ ra và để lại một dải dài chứa rất nhiều thiên thạch nhỏ. Khi hành tinh của chúng ta đi qua khu vực này, các mảnh vụn (thiên thạch) thạch lao vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy tạo thành những vệt sao băng.

Ông thông tin thêm vào những ngày cuối của mưa sao băng Delta Aquarids (nửa đầu tháng 8), bầu trời có thể có lẫn thêm một số sao băng khác của mưa sao băng Perseids, trận mưa sao băng lớn sẽ có cực điểm vào đêm 12 - 13/8.

Cập nhật: 26/07/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video