Có thật là mỗi loại rượu lại khiến chúng ta say theo những kiểu khác nhau?

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa các loại đồ uống có cồn với những trạng thái tinh thần khác nhau của người uống.

Cụ thể, nghiên cứu đã sử dụng 30.000 phản hồi từ khảo sát trong một cuộc điều tra toàn cầu và nhận thấy rằng chúng ta có xu hướng "gắn" mỗi loại cảm xúc với một loại đồ uống có cồn khác nhau.


Không ít người cho biết họ trở nên hung hăng khi uống rượu mạnh hơn là rượu thông thường.

Theo Business Insider, không ít người cho biết họ trở nên hung hăng khi uống rượu mạnh hơn là rượu thông thường. Thậm chí một số người còn khẳng định họ cảm thấy rất khác nhau mỗi khi uống một loại đồ uống có cồn khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: "Chúng có thực sự ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta theo những cách khác nhau hay không?".

Bất kể chúng ta sử dụng loại đồ uống có cồn nào đi chăng nữa thì thành phần hoạt chất trong đó đều như nhau: ethanol. Khi uống rượu, ethanol sẽ đi vào máu thông qua dạ dày và ruột non rồi sau đó được "xử lý" tại gan. Theo các chuyên gia, gan chỉ có thể xử lý một lượng rượu hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên lượng dư thừa sẽ còn lại trong máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong đó có não bộ – nơi có khả năng điều chỉnh tâm trạng của chúng ta.

Tác động trực tiếp của đồ uống có cồn là như nhau dù bạn uống rượu, bia hay rượu mạnh. Chưa có bằng chứng nào chứng minh được rằng chúng có thể gây ra thay đổi trong tâm trạng của chúng ta. Và một điều quan trọng hơn là chúng ta thậm chí còn không thể nhận thức rõ ràng về tâm trạng của mình khi đang chịu sự tác động của đồ uống có cồn.


Nhiều người khẳng định mỗi loại rượu lại khiến họ có một loại tâm trạng khác nhau khi uống.

Vậy giả thiết này bắt nguồn từ đâu?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng "kì vọng" của chúng ta chính là một trong những nguyên nhân chính. Nếu bạn tin rằng một loại đồ uống có cồn nào đó khiến bạn trở nên kích động, buồn bã hay tức giận thì điều đó sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Họ nghiên cứu về "kì vọng" từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả chính bản thân họ và những người xung quanh. Nếu rượu khiến bạn cảm thấy thư giãn thì rất có thể là vì bạn thường nhấp một vài ngụm một cách chậm rãi trong không gian thư giãn. Nếu Tequila khiến bạn trở nên điên rồ thì có lẽ là do bạn uống nhiều chén cùng một lúc trong những đêm "quẩy" hết mình với bạn bè.


Có thể nguyên nhân chính là "kì vọng" khác nhau của chúng ta.

Một trường hợp khác, nếu thường xuyên thấy bố mẹ mình uống bia cùng bạn bè vào cuối tuần thì bạn có thể kì vọng rằng bia sẽ khiến bạn trở nên hòa đồng hơn. Chính vì vậy, trẻ em từ sáu tuổi trở lên đã có loại "kì vọng" này – rất lâu trước khi chúng thực sự được sử dụng đồ uống có cồn. Âm nhạc cũng được cho là một nhân tố ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta khi thưởng thức đồ uống có cồn.

Congener là một sản phẩm phụ của quá trình lên men rượu và mỗi đồ uống khác nhau sẽ tạo ra congener với nồng độ khác nhau. Nhiều người cho rằng chính điều này tác động tới tâm trạng của chúng ta nhưng trên thực tế, congener chỉ ảnh hưởng đến mùi và hương vị của đồ uống mà thôi. Ngoài ra, chất này cũng chỉ khiến chúng ta say ở những mức độ khác nhau chứ không hề "sản sinh" ra một loại tâm trạng cụ thể như quan niệm của một số người.

Yếu tố quan trọng trong những ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tâm lý khi bạn uống rượu chính là bạn uống như thế nào mà không phải là bạn uống cái gì. Mỗi đồ uống khác nhau lại chứa hàm lượng lượng cồn khác nhau và bạn càng tiêu thụ nhiều thì sự ảnh hưởng càng mạnh. Rượu mạnh có nồng độ cồn khoảng 40%, cao hơn bia (5%) và rượu thông thường (12%) khá nhiều. Vậy nên dù được uống theo cách nào, thậm chí là pha cùng đồ uống không cồn khác thì rượu mạnh vẫn có khả năng "đánh gục" người uống nhanh chóng. Điều này sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, từ đó làm tăng ảnh hưởng của rượu và trong đó có cả sự thay đổi tâm trạng. Điểm mấu chốt có thể khiến bạn gặp "rắc rối" không nằm ở việc pha loại nào với loại nào mà chính là lượng cồn bạn hấp thụ vào cơ thể.


Không nên uống quá nhiều bia rượu để tránh ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.

Theo các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng tâm trạng bị thay đổi quá mức bằng cách uống chậm lại, thưởng thức đồ ăn trước và trong khi uống rượu và uống xen kẽ với nước lọc, nước hoa quả hay nước ngọt.

Đồ uống có cồn là chất gây ức chế thần kinh trung ương hay nói cách khác chúng làm chậm hoạt động của não bộ. Tác động của chúng bao gồm làm giảm hoạt động ở vùng vỏ não trước trán có chức năng điều chỉnh suy nghĩ, lập luận và ra quyết định. Các loại rượu cũng làm giảm sự ức chế và khả năng điều tiết cảm xúc của chúng ta. Chúng ta thường nói rằng say rượu là lúc con người bộc lộ bản chất một cách rõ ràng nhất, tuy nhiên điều đó chưa hẳn đúng. Theo các nhà khoa học, sự thay đổi tâm trạng khi một ai đó say rượu thường phản ánh những khía cạnh cá nhân dưới góc độ ít được mọi người biết đến.

Tóm lại, ảnh hưởng của đồ uống có cồn tới tâm trạng của chúng ta là sự kết hợp giữa tác động của cồn và cảm xúc của chúng ta tại thời điểm uống rượu. Dù thế nào đi chăng nữa thì tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ tác động không tốt tới người uống. Chính vì vậy, tốt hơn hết, chúng ta nên điều chỉnh ở mức phù hợp để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất và tinh thần.

Cập nhật: 20/12/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video