Cơn bão kỳ lạ phá tan tành cả một thành phố năm 1674

Chỉ 15 phút ngắn ngủi, một cơn bão dữ dội và mạnh mẽ đã tràn qua vùng tây bắc Châu Âu vào một đêm hè của gần 350 năm trước. Cơn bão này để lại dấu ấn mạnh trong đời sống xã hội và lối kiến trúc của thành phố Utrecht và vẫn thấy được vào ngày nay.

Một nghiên cứu mới vừa được thực hiện, giúp phân tích và dựng lại diễn biến và sự tàn phá của cơn bão năm xưa. Cuối thế kỷ 17 là thời điểm đầy thách thức đối với người Hà Lan, họ nằm giữa tình thế phải chống lại các thế lực từ bên ngoài, gồm cả Anh và Pháp.

Năm 1672 là một năm đáng nhớ trong lịch sử Hà Lan, nó được gọi là “Năm Thảm họa” bởi nó đánh dấu cuộc xâm lược của Anh, Pháp và một phần thuộc Đức ngày nay vào Cộng hòa Hà Lan.

Người Pháp đã vơ vét sạch sẽ những thứ có giá trị trong thành Utrecht và thật không may khi chỉ hai năm sau đó, một thiên tai ập đến và người Hà Lan không còn gì trong tay để phòng chống.


Thành phố Utrecht của Hà Lan ngày nay, gần 350 năm sau hàng loạt những biến cố. (Ảnh: Jason Gallier).

Thứ tư ngày đầu tiên của tháng 8 năm 1674, là một ngày hè ấm áp nhưng khá ẩm ướt ở vùng tây bắc Châu Âu. Nhưng vào cuối ngày, một cơn bão mạnh đã hình thành và phát triển ngày càng lớn hơn.

Đây là hiện tượng thời tiết bất thường và hiếm khi xảy ra vào mùa hè ở vùng đất này. Đến 6 giờ chiều, cơn bão đã quá mạnh, nó đi dọc theo phần phía bắc của khu vực và để lại vết hằn sâu trên mặt đất mỗi khi nó đi qua.

Một ngôi nhà thờ cổ kính với hai ngọn tháp lớn đã bị cuốn đi mất, mới vài giờ trước đó nó còn đứng vững uy nghi. Rất nhiều người dân có mặt ở đó và theo dõi tận mắt sự việc.

Một tờ báo ghi lại: “Ở Brussel, mưa đá rơi nhiều và to như đá cẩm thạch, nhiều cây cối bị bật gốc và bị hút lên không trung, nhiều ngôi nhà bị lật đổ trong khi nhiều ngôi nhà khác bị thổi bay lên. Ở Strassbourg, mưa đá rơi xuống ồ ạt, viên đá to như những đầu của đứa trẻ".


Tranh vẽ tả lại cảnh tượng kinh hoàng buổi chiều ngày 1/8/1674 bởi họa sĩ Jan van Goyen.

Thương gia Gerrit Jansz Kooch người Hà Lan cũng chứng kiến cơn bão và viết một bài thơ tả lại cảnh tượng hôm đó, rằng những chiếc thuyền không neo đậu trên mặt nước ở bờ sông, mà bay lên bầu trời rồi bị thảy xuống những cánh đồng ở gần đó và bị mắc cạn mãi mãi.

Những người nông dân không còn biết đâu là mảnh ruộng của mình, bởi cây cối và cọc điền giới đều bị cơn bão hút vào rồi bay đi tứ tung.

Utrecht đã chịu thiệt hại vô cùng nặng nề từ cơn bão lịch sử, những ảnh hưởng từ thiên tai có thể dễ dàng thấy được vào tận ngày nay.

Nhà nghiên cứu Gerard van der Schrier thuộc Học viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan cho biết: Nhà thờ Dom là vật chứng sống cho biến cố, cơn bão đã dội trực tiếp xuống nó. Giờ đây tòa tháp chính của Nhà thờ nằm lẻ loi giữa gian phòng chính, xung quanh nó là một khoảng không rộng lớn rồi mới đến những không gian còn lại của Nhà thờ. Phần không gian trống đó chính là phần bị cơn bão hút đi mất".


Tháp chính của Nhà thờ Dom trơ trọi giữa những không gian bị tàn phá của nhà thờ bởi cơn bão quái ác. (Tranh vẽ của H. van Kessel).

Mạnh mẽ và dữ dội là thế, nhưng những thiệt hại để lại cũng gây tranh cãi.

Trong khi những căn nhà ở mặt tiền bị phá sập hoàn toàn, thì những căn nhà phía trong nằm ngay cạnh đó vẫn bình thường, không bị hư hỏng dù chỉ là một viên gạch. Nhiều nơi khác trong thành phố cũng ghi nhận tình trạng tương tự, khi thiệt hại là khác nhau ở những khu vực khác nhau dù không nằm quá xa nhau.

Ngoài ra, thời gian diễn ra cơn bão cũng vô cùng ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn 15 phút. Van der Schrier cho biết nhiều nông dân quá hoảng sợ nên nằm lên những mảnh ruộng với hy vọng giữ được gì đó, nhưng chỉ vài phút sau đó họ cảm thấy không còn gió nữa, họ đứng lên và nhìn thấy bầu trời trong sáng.

Nói về biến cố này, những nhà khí tượng học vào năm 1980 cho rằng thiệt hại ở Utrecht là do một cơn lốc xoáy. Chỉ có lốc xoáy mới đủ khả năng tàn phá một khu vực nào đó theo con đường mà nó đi qua, và kết thúc nhanh chóng sau một thời gian ngắn ngủi.

Tuy nhiên, Van der Schrier và cộng sự của ông là Rob Groenland cho rằng đã có lời giải thích tốt hơn thiên tai năm xưa.

Vấn đề là lốc xoáy chỉ diễn ra ở một khu vực cụ thể, nó có thể phá một quận nhỏ chứ không thể cuốn sạch cả một đô thị lớn sầm uất ở vùng tây bắc Châu Âu này.

Một thuật ngữ được dùng để chỉ một dạng thức mới của các cơn bão, được gọi là bow echo, có thể giải thích được cho hiện tượng năm 1674. Thuật ngữ này mới được sử dụng vào khoảng 40 năm trước, khi hệ thống radar thời tiết bắt đầu được dùng rộng rãi.

Bow echo nghĩa là tiếng vang vọng lại theo hình vòng cung, radar thời tiết sẽ lắng nghe tiếng vọng lại của cơn bão và giúp các nhà nghiên cứu xác định được chi tiết về nó.


Bow echo gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan và vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: Mike Hollingshead).

Những đám mây bão hình vòng cung được radar thời tiết thu nhận thường có kích thước rất lớn, trên thực tế chúng có thể trải dài đến hàng chục hay hàng trăm cây số. Chúng kéo qua một khu vực nào đó chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, bên trong nó có gió mạnh và thổi theo đường thẳng. Những luồng gió chạy thẳng và song song với mặt đất với tốc độ cao, rồi dần hạ độ cao và chạm đến mặt đất.

Van der Schrier cho biết, có thể giả lập lại cơn bão lịch sử dựa vào lời kể lại của những người chứng kiến. Trong những luồng gió thẳng, nếu sức gió của chúng là khác nhau, sẽ tạo ra những cơn lốc to nhỏ khác nhau.

Thực tế có thể thấy Nhà thờ Dom cùng các tháp Nhà thờ khác bị đổ sập theo hướng bắc, trong khi những công trình khác bị đổ về hướng tây, tức là đường đi của cơn gió vuông góc với nhau, đây là dấu hiệu của một cơn bão lớn có hình dạng vòng cung.


Một bow echo trên bầu trời bang South Dakota của Hoa Kỳ. (Ảnh: Mike Hollingshead).

Công việc của ông Van der Schrier rất quan trọng và được các nhà chức trách Hà Lan quan tâm, bởi họ muốn bảo vệ các công trình của những thành phố lớn khỏi những cơn bão tuy ít xuất hiện nhưng vô cùng nghiêm trọng.

“Chúng tôi không có cơ hội được chứng kiến tận mắt để nghiên cứu về hiện tượng thời tiết này, chúng rất ít khi xuất hiện nhưng thật may mắn khi cơn bão năm 1674 được khá nhiều nhân chứng quan sát và vật chứng để lại đến tận ngày nay", ông Schrier cho biết.

Vì xảy ra ngay sau cuộc chiến năm 1672, nên thành phố không có đủ kinh phí mà sửa sang lại những công trình bị đổ nát. Lúc này thành phố trở nên hoang vu và vắng vẻ, những người đồng tính vốn luôn nhận được cái nhìn miệt thị từ xã hội, đã có cơ hội được sống với nhau tại những công trình hư hỏng.

50 năm sau đó, chính quyền thành phố biết chuyện nên đã ra tay đàn áp những hoạt động đồng tính, bắt đầu từ Nhà thờ trung tâm Utrecht. Sự kiện đàn áp này trở nên nổi tiếng trong lịch sử không kém cuộc chiến tranh và cơn bão tàn khốc.


Tranh vẽ lại cảnh sự kiện đàn áp đồng tính ở Utrecht vào 50 năm sau khi cơn bão xảy ra.

Ngày nay, từ Utrechtenaar trong tiếng Hà Lan đồng nghĩa với từ đồng tính, được lấy từ tên của thành phố Utrecht, và nhiều người cho rằng đó là nơi bắt đầu mọi hoạt động sinh hoạt giới tính của những người đồng tính ở Hà Lan cho đến ngày nay.

Thành phố này chứng kiến nhiều biến cố trong lịch sử mà đến ngày nay sự ảnh hưởng của nó vẫn còn rất to lớn.

Cập nhật: 23/06/2017 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video