Con dốc "phản trọng lực": Một trong những địa điểm thú vị nhất trên thế giới

Vì sao quả bóng có thể tự lăn từ chân dốc lên đỉnh dốc tại các ngọn đồi phản trọng lực?

Có thể bạn chưa biết, có một số địa điểm trên Trái đất kỳ lạ đến nỗi không tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, đủ khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu đi tìm kiếm câu trả lời.

Thế giới muôn màu luôn tồn tại những địa điểm kỳ bí mà tại đó, những quy tắc vật lý tưởng chừng như bị đảo ngược hoàn toàn. Chẳng hạn như, có những nơi mà tại đó, những chiếc ô tô cứ từ từ trôi lên đỉnh dốc, còn những người đạp xe đạp xuống dốc lại cực kỳ khó khăn. Những địa điểm như vậy, được gọi chung bằng một cái tên - đồi trọng lực.

Theo báo cáo, có hàng chục ngọn đồi phản trọng lực trên khắp thế giới, ở Mỹ, Anh, Úc, Brazil và Ý. Nổi tiếng nhất trong số này có thể kể đến Confusion Hill (Đồi Nhầm lẫn) ở California và Magnetic Hill (Đồi Từ tính) ở Canada.

Tất cả chúng đều có một điểm chung - nếu một người lái xe tới chân dốc và đỗ xe, chiếc xe sẽ từ từ trôi lên trên đỉnh dốc. Không ít người sau khi chứng kiến hiện tượng khó tin này đã cho rằng, có một khối đá nam châm khổng lồ trên đỉnh dốc có thể hút xe cộ trôi ngược lên đồi, theo Science Alert.

Hai ngọn đồi trọng lực khá nổi tiếng trên thế giới là Confusion Hill tại California, và Magnetic Hill tại Canada. Nơi đây đã từng là tâm điểm của những nghi vấn về ma thuật, cũng như từng bị nghi ngờ là nơi chôn vùi những khối đá nam châm không lồ. Những ngọn đồi này đều có một điểm chung - nếu bạn lái xe tới chân dốc và đỗ xe lại đó, chiếc xe của bạn sẽ từ từ trôi lên trên đỉnh dốc.

Hiện tượng này còn có thể được bắt gặp tại nhiều nơi khác ở Mỹ, Anh, Úc, Ý, Brazil, v...v... Chẳng hạn như hình ảnh dưới đây, được ghi lại tại Aryshire, Scotland:


Chẳng cần phải lái, xe nó cứ thế từ từ trôi thôi.

Hay như hình ảnh của một người khác ghi lại tại Pennsylvania, khi anh chàng này ném một quả bóng xuống dốc và quả bóng đó tự lăn ngược lại về phía người ném:


Ném một quả bóng xuống dốc và quả bóng đó tự lăn ngược lại về phía người ném.

Vậy nếu không phải là ma thuật, thì chuyện gì đang thực sự diễn ra vậy? Hóa ra, sự thật về hiện tượng này chỉ là một màn ảo ảnh thị giác do thiên nhiên tạo ra để đánh lừa con người mà thôi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, màn ảo ảnh này "thật" đến nỗi, bạn sẽ không thể nhận ra chúng nếu như không có sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng.

Cụ thể là, nếu bạn sử dụng các thiết bị khảo sát địa hình, kết quả thu được sẽ cho thấy, đỉnh dốc thực ra là chân dốc và ngược lại.

"Khi đi trên con đường này, bạn sẽ có ảo giác là bạn đang đi lên trên dốc, trong khi thực tế là bạn đang đi xuống" - nhà vật lý học Brock Weiss tại trường Đại học Pennsylvania chia sẻ.

Nhưng, nếu như con dốc này đủ dốc để xe có thể có đà mà trôi được như vậy, thì làm sao mà chúng ta có thể dễ dàng bị con mắt đánh lừa hết lần này qua lần khác? Theo lý giải của các nhà tâm lý học, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở đường chân trời. Hầu hết vị trí của các ngọn đồi trọng lực không cho chúng ta nhìn thấy chính xác đường chân trời nằm ở đâu - khiến cho chúng ta mất đi một điểm mốc để so sánh.

Và đây chính xác là những gì diễn ra tại Aryshire, Scotland.

"Đây là một vùng đất nghiêng, và đoạn đường của chúng ta cũng nghiêng như vậy, nhưng với một góc nhỏ hơn. Và thế là chúng ta bị xáo trộn vị trí của chân dốc và đỉnh dốc" - ông Rob Macintosh, đến từ trường Đại học Edinburgh cho hay.


Con đường nơi ô tô "trôi" lên đỉnh dốc.

Còn đây là đoạn Video về ngọn đồi ở Pennsylvania:


"Đồi trọng lực" tại Pennsylvania.

Một nghiên cứu tâm lý học được thực hiện hồi năm 2003 cũng góp phần chứng minh được rằng, sự "vắng mặt" của đường chân trời có thể ảnh hưởng tới nhận thức không gian của con người như ra sao.

Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên từ trường Đại học Padova và Pavia, Ý, đã dựng mô hình của các ngọn đồi trọng lực nổi tiếng thế giới, và yêu cầu tình nguyện viên tham gia nhìn qua một lỗ nhỏ để phân biệt chiều lên, xuống của dốc. Và khi không có đường chân trời làm điểm mốc so sánh, thì cây cỏ và biển báo trở thành nguyên nhân chính "đánh lừa" nhận thức không gian của những người tham gia.

"Những trải nghiệm về mặt thị giác cũng như tâm lý trong thí nghiệm của chúng tôi, mô phỏng tương đối chính xác những gì mà chúng ta thấy tại địa điểm thực tế. Sau mỗi lần thí nghiệm, chúng tôi lại thả một cuộn băng dính nhỏ lên trên mô hình - và khi chứng kiến cuộn băng dính di chuyển ngược chiều trọng lực, phản ứng của các tình nguyện viên khá là thú vị: bất ngờ có, mà sợ hãi, cũng có" - nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Mọi chuyện chỉ đơn giản như vậy thôi. Đầu với chả óc, đúng là dễ bị đánh lừa quá. Và con người chúng ta vẫn luôn nhận thức thế giới dựa vào những "điểm mốc" như vậy đó.

Cập nhật: 13/01/2021 Theo Trí Thức Trẻ/Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video