Con dơi "cô độc" nhất nước Anh thoi thóp vì không tìm được "bạn tình"

"Lonely Joe" (Joe đơn độc) là con dơi tai chuột đực cuối cùng được tìm thấy trong một hang động ở Sussex, Anh.

Các nhà khoa học Anh lần đầu phát hiện ra một con dơi tai chuột vào đầu những năm 2000, khi nó còn rất nhỏ. Trước đó, loài vật này đã từng được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1992.


"Lonely Joe" hiện là con dơi tai chuột duy nhất còn sống ở Anh.

Đến năm 2019, hình ảnh của "Lonely Joe" khi đã trưởng thành được công bố với công chúng vào đúng dịp Giáng sinh. Tiến sĩ Fiona Mathews, Giáo sư sinh học đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Động vật có vú Anh, đã kêu gọi người dân tích cực tìm kiếm những con dơi tai chuột lớn hơn.

Theo bà Mathews, loài vật này hiện vẫn có khả năng cư trú tại Sussex, Hampshire hoặc Dorset (Anh). Chúng thường có xu hướng trú ngụ trong các hang động lớn ở châu Âu.

Dài tới 8cm và có khả năng sống tới 35 năm, dơi tai chuột là một trong những loài dơi lớn nhất được tìm thấy ở Anh. Hiện vị trí của "Lonely Joe" đang được giữ bí mật nhằm tránh việc bị các du khách hiếu kỳ gây nguy hại.


Loài dơi tai chuột ở Anh một lần nữa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Vào những năm 1970, một đàn dơi tai chuột gồm 20 con từng sống trong đường hầm ẩm thấp ở West Sussex. Nhưng vì không thể duy trì được việc sinh sản nên số lượng của đàn dơi này dần suy giảm.

"Lonely Joe" là con dơi tai chuột cuối cùng còn sống nhưng hiện không thể tìm 'bạn tình' và khiến loài dơi này, một lần nữa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cập nhật: 30/12/2021 Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video