Con người có thể tăng cân 3 giờ sau ăn

Một số người luôn luôn đúng giờ, trong khi số khác không ngừng chậm trễ. Cơ thể của chúng ta cũng như vậy.

Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Mỹ phát hiện, “ngày dự kiến sinh” gần như vô nghĩa, vì thời gian mang thai có thể vô cùng khác biệt ở những phụ nữ khác nhau và rất hiếm người trong thực tế sinh nở đúng vào ngày phỏng đoán của bác sĩ.

Vậy, các quá trình quan trọng khác ở người diễn ra như thế nào và kéo dài trong bao lâu? Hãy nghe lý giải của các chuyên gia:

Quá trình tiêu hóa: 24 tiếng đồng hồ

Một chiếc xúc xích sẽ có mặt trong dạ dày của bạn trong vòng 3 giây được nuốt hết, nhưng chất thải sẽ không được bài tiết ra ngoài cho tới tận 1 ngày sau đó. Theo tiến sĩ Anton Emmanuel, chuyên gia tư vấn dạ dày – ruột tại Bệnh viện trường University College London, ngay sau khi xuống tới dạ dày, chiếc xúc xích sẽ được nghiền nát thành các hạt nhỏ với sự trợ giúp của axit dạ dày, với tốc độ khoảng 3 – 4 calo/phút.

“Một bữa ăn lớn hơn với hàm lượng chất béo cao sẽ khiến axít dạ dày khó khăn hơn trong việc nghiền nát. Tuy nhiên, một bữa tối với các món rán chứa 600 calo sẽ có mặt trong dạ dày của bạn trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ”, ông Emmanuel nói.

Tiếp theo, thực phẩm di chuyển qua ruột non, nơi chúng được nghiền nhỏ hơn nữa, và chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu, trước khi xuống ruột già sau 2 – 3 tiếng đồng hồ nữa. Ruột già là nơi tích tụ thức ăn đã tiêu hóa và trích lấy nước cũng như muối từ chúng trước khi bài tiết cặn bã ra ngoài.

Tiến sĩ Emmanuel khẳng định: “Toàn bộ quá trình thường mất khoảng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân khác nhau. Toàn bộ quá trình tiêu hóa diễn ra trong khoảng từ 16 – 30 tiếng đồng hồ cho một bữa ăn tiêu chuẩn được coi là bình thường”.

Mỗi loại thức ăn cũng có thời gian đi xuyên qua hệ tiêu hóa của người khác nhau. Một nghiên cứu của Đại học Hawaii phát hiện, cơ thể của chúng ta phải mất tới 3 ngày để tiêu hóa một loại thức ăn phức tạp như một chiếc bánh hamburger, trong khi các loại quả có thể chỉ tiêu tốn không đầy 1 tiếng đồng hồ.

Việc tiêu hóa ở phụ nữ cũng diễn ra chậm hơn một chút so với ở đàn ông, có lẽ vì các hormone đường ruột hỗ trợ tiêu hóa ở phái yếu kém mạnh mẽ hơn, theo tiến sĩ Emmanuel.

Quá trình tiêu hóa cũng chậm dần theo tuổi tác do hệ thống trở nên kém hiệu quả hơn. Các loại dược phẩm như thuốc điều trị huyết áp và thuốc chống trầm cảm có thể khiến ruột giảm tốc độ hoạt động. Ngoài ra, tâm trạng có thể ảnh hưởng tới việc tiêu hóa. Chẳng hạn như, sự lo lắng có thể làm chậm quá trình này, và nếu bị căng thẳng, bạn cần nhiều calo hơn để đương đầu với các vấn đề.

Ngược lại, một số tình trạng bệnh có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, trong đó hội chứng kích ứng ruột là phổ biến nhất, khiến việc tiêu hóa diễn ra dưới 16 tiếng đồng hồ. Các bệnh viêm ruột (như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn) và tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ra hiệu ứng này. Đây còn có thể là một triệu chứng ở những người bị thiếu vitamin, khoáng chất và đang giảm cân.

Quá trình tăng cân: 3 tiếng đồng hồ

Đây là thời gian để chất béo tới được vòng eo của bạn sau một bữa ăn no nê. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), các chất béo từ bữa ăn đi vào máu khoảng 1 tiếng đồng hồ sau bữa ăn, và sau 3 tiếng, phần lớn trong số chúng được tìm thấy trong các mô mỡ tồn tại chủ yếu xung quanh thắt lưng.

Đối với một bữa ăn có chứa tổng cộng 30g chất béo, sẽ có 2 - 3 muỗng cà phê chất béo tích tụ trong các mô xung quanh vòng eo của bạn sau khoảng 3 tiếng. Đây là sự lưu trữ tạm thời và sẽ được sử dụng dần như một nguồn cung cấp năng lượng, trừ khi chúng ta ăn quá nhiều. Lúc đó, chất béo vẫn còn trong mô mỡ quanh thắt lưng và tích tụ, khiến chúng ta tăng cân.

Quá trình hàn gắn vết thương: tới 2 năm

Các mô mất tới 2 năm để hồi phục hoàn toàn sau một vết thương sâu, chẳng hạn như do phẫu thuật, mặc dù quá trình hàn gắn thực sự bắt đầu trong vòng vài giây xảy ra tổn thương, theo một nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ).

Quá trình này diễn ra như sau: Trong vòng chưa đầy 1 giây, các mạch máu dẫn đến vết thương sẽ thắt chặt để giảm lưu lượng máu, và các tiểu cầu sẽ được phái đến để giúp máu đông và bịt kín chỗ hở. Các chất khác nhau, bao gồm cả canxi khoáng chất, vitamin K và một loại protein có tên gọi fibrinogen tạo thành một loại lưới để giữ "nút" tiểu cầu tại chỗ, và một vảy bắt đầu hình thành.

Với vết thương kín, khoảng 3 tuần sau chấn thương, mô sẹo hình thành. Trong 2 năm tiếp theo, mô sẹo sẽ trở nên cứng hơn, mặc dù nó nhìn có vẻ mờ. Cuối cùng, nó sẽ đạt khoảng 80% sức mạnh của lớp da ban đầu.

Các tình trạng bệnh khác nhau, kể cả tiểu đường và việc uống các loại thuốc như corticosteroid, ibuprofen và aspirin, có thể ức chế quá trình lành vết thương, do chúng làm suy yêu lưới giữ "nút" tiểu cầu ở nguyên chỗ.

Vitamin C rất cần thiết cho việc lành vết thương, nên thiếu vitamin này có thể dẫn đến hậu quả là, một vết đứt tay sẽ lâu liền hơn. Tuổi tác và các tình trạng giảm lượng oxy trong máu, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, cũng có thể làm chậm quá trình này.

Cập nhật: 15/07/2017 Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video