Con người sắp đi lại bằng ‘xe bay’

Dự án của Liên minh châu Âu (EU) có tên myCopter đã dự trữ 4,2 triệu Euro để nghiên cứu khả năng đưa "Phương tiện giao thông hàng không cá nhân" (PVAs) vào giao thông hàng không của nhiều thành phố châu Âu vốn đang bị tắc nghẽn.

Thời đại “ô tô bay” khi các phương tiện rời khỏi đường bộ là phóng ngay lên trời sắp tới hứa hẹn khả năng giải quyết những vấn nạn như tắc nghẽn giao thông đô thị đang tăng lên đáng lo ngại, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức ghê gớm.


Thời đại đi lại bằng những chiếc xe bay sẽ không còn xa?.
Ảnh minh họa.

Phát biểu trên Gizmag, tiến sĩ Heinrich Bülthoff thuộc Viện Điều khiển học sinh học Max Plank ở Tübingen, Đức cho hay: “Chúng tôi muốn phát triển những công nghệ để tạo ra một hệ thống giao thông mới cho lữ hành cá nhân. Do đó cần phải xem xét đến những vấn đề như sự mong đợi của người dùng tiềm năng; phản ứng và tương tác của người dân với hệ thống đó sẽ như thế nào”.

Dự án myCopter vẽ ra viễn cảnh PAVs và PATs (Hệ thống giao thông hàng không cá nhân) ban đầu sẽ được đưa vào sử dụng ở những độ cao tương đối thấp dành cho giao thông nội địa dùng cho đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc.

Bay dưới 610 mét, hệ thống giao thông mới được ước tính sẽ không chen lấn vào đường hàng không đang được kiểm soát, không bị kiểm soát bởi giao thông trên mặt đất và không ảnh hưởng đến giao thông hàng không hiện tại.

Tuy ý tưởng này nghe có vẻ rất hấp dẫn, những khó khăn như là lập pháp hàng không, an ninh và qui hoạch các vùng đậu, cất cánh và đỗ “xe” cho giao thông hàng không vẫn hiển hiện trước mắt.

An ninh là một chủ đề quan trọng rất cần được chú ý khi tương lai của dự án myCopter thành hiện thực. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy trước tự động hóa sẽ đóng vai trò to lớn và quan trọng trong toàn bộ hệ thống giao thông này,” tiến sĩ Bülthoff giải thích.

Vì vậy, sẽ rất dễ có khả năng những vùng không bay mà đơn giản các PAVs không thể bay vào sẽ cần phải được qui hoạch, bởi vì kỹ thuật tự động ngoại vi sẽ không cho phép “ô tô bay” đó lái vào những vùng này."

Ngoài giải quyết tắc nghẽn giao thông, điểm hấp dẫn khác của dự án myCopter là tiềm năng giảm thiểu khí thải nhà kính nhờ lối đi lại thuận tiện trực tiếp giữa các điểm khởi hành và đích đến của kiểu giao thông này.

Vì theo phác họa của myCopter, các máy bay trung bình sẽ chỉ đi lại trong những khoảng cách ngắn (dưới 100km) và chuyên chở 1 đến 2 hành khách. Do đó, các phương tiện đường không tương lai sẽ hoàn toàn chỉ dùng năng lượng điện.

“Hiện tại đã có vài minh họa như mô hình máy bay eCO2Avia và EADS chứng minh ý tưởng máy bay lên thẳng sử dụng năng lượng điện là có thể, thậm chí dù để sạc pin giúp các máy bay này có thể duy trì liên tục, vẫn cần máy phát chạy bằng dầu diesel”, tiến sĩ Bülthoff cho biết thêm.

Dự án myCopter dự định sẽ sử dụng các phương tiện hàng không không người lái để minh họa các công nghệ tự động họ đã phát triển, bao gồm tránh chướng ngại, lập sơ đồ đường bay và bay theo đội hình.

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video