Con người sẽ chết thế nào khi đến thăm các hành tinh khác?

Con người cần oxy để thở. Nếu không đủ oxy ở bất kỳ nơi nào trong Hệ Mặt trời, cái chết đến nhanh chóng. Sự khác biệt duy nhất giữa các hành tinh là nhiệt độ hoặc áp suất của chúng có giết chúng ta nhanh hay không.

Bà Jennifer Glass, phó giáo sư tại Trường Khoa học Trái đất và Khí quyển & Khoa học sinh học tại Viện Công nghệ Georgia, nói với tờ Newsweek : "Bầu khí quyển của Trái đất ngày nay chứa 20% oxy. Nếu không có oxy, con người sẽ chết vì ngạt trong khoảng 7 phút".

Đây là những gì sẽ xảy ra đối với con người trên mỗi hành tinh, bắt đầu từ hành tinh gần Mặt trời nhất.


Mỗi hành tinh khác nhau sẽ gây ra những nguyên nhân làm chết người khác nhau - (Ảnh: NASA).

Sao Thủy

Việc sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất đã chỉ ra nó không phải là hành tinh hiếu khách.

Ở phía sao Thủy đối diện với Mặt trời, nhiệt độ tăng lên 426⁰C. Trong khi đó, vào ban đêm, nhiệt độ sẽ giảm mạnh xuống -142⁰C.

Do đó, cái chết của con người ở mặt lạnh sẽ tương tự như cái chết ở ngoài không gian và có thể kết thúc trong vài phút. "Nếu bạn ở bên nóng, bạn sẽ bị thiêu chết trong vài giây, và toàn bộ nước bốc hơi khỏi cơ thể", bà Glass nói.

Sao Kim

Bầu khí quyển dày của sao Kim gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bề mặt của nó tăng lên khoảng 464⁰C. Theo NASA, bầu khí quyển dày cũng có nghĩa là áp lực lên bề mặt sẽ gây chết người. Thật không may, nó cũng có những đám mây axit sunfuric.

"Trong khi vật lộn để thở, con người sẽ bị bỏng vì nhiệt độ cực cao và axit trong vài giây. Ít nhất nó sẽ là một cái chết nhanh chóng, nhưng cũng là một cái chết khủng khiếp", theo bà Glass.

Sao Hỏa

Sao Hỏa có thể đem lại khả năng sống sót khá nhất so với bất kỳ nơi nào trong Hệ Mặt trời, ngoại trừ Trái đất.

Hành tinh này có nhiệt độ đạt tới 21⁰C, dễ chịu vào mùa hè, mặc dù chúng sẽ giảm xuống -107⁰C ở các cực.

Tuy nhiên, ngay cả khi một người được đặt trên đường xích đạo vào mùa hè, họ sẽ không tồn tại lâu. Bầu khí quyển của sao Hỏa gần như là carbon dioxide (CO2) tinh khiết. Điều này sẽ khiến nó trở thành một trong những hành tinh tồi tệ nhất để chết.

"Nếu carbon dioxide tích tụ trong máu của một người bị ngạt, họ sẽ trải qua cảm giác khó thở căng thẳng trước khi bất tỉnh và sau đó chết vì ngạt. Nếu máu của họ được pha loãng bằng cách hít thở một loại khí không có carbon dioxide, ví dụ như hydro, helium, nitơ, methane... người đó sẽ bất tỉnh trong vài giây, không cảm thấy khó thở. Vì vậy cái chết sẽ bớt đau đớn hơn, nhưng họ vẫn sẽ chết trong khoảng vài phút vì thiếu oxy", bà Glass nói.

Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương

Những người khổng lồ khí trong Hệ Mặt trời được nhóm lại với nhau bởi vì quá trình chết về cơ bản là giống nhau, nhưng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi hành tinh bạn đến vì chúng không có bề mặt.

Được đặt ở trung tâm của một khối khí khổng lồ có nghĩa là cái chết tức thời có thể xảy ra, thậm chí không kịp có cảm giác.

Ví dụ, lõi của sao Thổ ở khoảng 9.444⁰C và áp suất ở lõi của sao Mộc cao đến mức giống như có 160.000 chiếc ô tô xếp chồng lên nhau trên khắp cơ thể của bạn.

Nhiệt độ dao động từ -74⁰C trên Sao Mộc đến -165⁰C trên Sao Hải Vương.

"Không có nền đất vững chắc trên các khối khí khổng lồ, vì vậy bạn chỉ cần rơi qua chúng cho đến khi bạn bị đè bẹp dưới áp lực mạnh của chúng. Khí quyển của chúng bao gồm hydro với một số helium, methane và nước, carbon dioxide, vì vậy ít nhất khi bạn bị đóng băng và bị nghiền nát đến chết, bạn sẽ bất tỉnh nhẹ nhàng hơn, không bị hoảng sợ vì tăng CO2 do lượng carbon dioxide cao như trên sao Kim và sao Hỏa", bà Glass nhấn mạnh.

Cập nhật: 02/11/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video