Con người sẽ 'cưỡi' tên lửa để bay vào vũ trụ

Hai công ty sản xuất tên lửa hàng đầu thế giới muốn chế tạo loại hỏa tiễn có khả năng đưa người vào không gian mà không cần phi thuyền.

Ý tưởng về tên lửa trực tiếp đưa người lên vũ trụ được đề xướng bởi công ty Alliant Techsystems tại Mỹ và Astrium ở châu Âu, BBC cho biết. Hai công ty đã gửi ý tưởng của họ tới Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vì chính phủ Mỹ đang tìm kiếm những giải pháp thương mại nhằm đưa phi hành gia lên Trạm Không gian quốc tế sau khi đội tàu vũ trụ con thoi của họ ngừng hoạt động cuối năm nay.

Liberty, tên của loại tên lửa tương lai, sẽ sử dụng cả nhiên liệu rắn lẫn nhiêu liệu lỏng để bay lên. Chiều dài của nó vào khoảng 90 m (trong khi tên lửa Ariane 5 của châu Âu có độ dài 50 m). Khoang chứa người sẽ nằm ở đầu hỏa tiễn. Liberty có thể chở 20 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của trái đất - nơi Trạm Không gian quốc tế đang bay.

Nhiều nghị sĩ trong quốc hội Mỹ lo ngại NASA sẽ phải chờ rất lâu trước khi tàu vũ trụ thế hệ mới ra đời. Nếu điều đó xảy ra, có lẽ Mỹ sẽ phải phụ thuộc vào tàu Soyuz của Nga trong việc đưa phi hành gia lên vũ trụ tới hết thập kỷ này. Liberty có thể trở thành một giải pháp "nhất cử lưỡng tiện". Nó không chỉ giúp NASA giảm chi phí dành cho chương trình chế tạo thế hệ tàu vũ trụ mới, mà còn rút ngắn thời gian phụ thuộc vào Nga trong việc đưa nhà du hành lên vũ trụ. Alliant Techsystems và Astrium tin rằng, với kinh nghiệm và tiềm lực của họ, tên lửa Liberty sẽ cất cánh vào năm 2013.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video