Con người Thái dương hệ trong năm 2005

Sao Thổ, hành tinh thứ 6 của Thái Dương hệ

Năm 2005, nhân loại đã tiến thêm những bước dài trong việc tìm hiểu những bí ẩn của hệ mặt trời, thêm nhiều khám phá thú vị mở ra những ngưỡng cửa mới vô cùng to lớn cho loài người.

Khám phá Thổ tinh

Tàu Cassini đã bắt đầu làm việc, đưa hàng “gram” giấy thông tin về trái đất từ Thổ tinh. Titan, một trong hai mặt trăng của sao Thổ, đã được tàu thăm dò Huygens viếng thăm từ đầu năm và bắt đầu gởi những thông tin cùng phối hợp với Cassini, giúp cho việc trả lời câu hỏi “ Có hay không những miệng núi lửa và các trận mưa Metan trên bề mặt Titan. 

Vệ tinh Iapetus

Sở dĩ chúng ta phải trả lời câu hỏi này, vì các nhà khoa học cho rằng núi lửa và mưa Metan chính là những điều kiện khởi đầu cho sự sống. Chúng ta không khám phá sao Thổ bởi vì sao thổ là một quả cầu khí hóa lỏng, nghĩa là không có mặt đất, chỉ có trên mặt trăng Titan của sao Thổ, các nhà khoa học cho rằng có điều kiện gần giống như buổi sơ khai của Trái đất. 

Vệ tinh Enceladus

Cassini cũng phát hiện được hình không bình thường của vệ tinh (mặt trăng) Iapetus của sao Thổ, hình quả óc chó. Đến tháng 11, mặt trăng Enceladus được tìm thấy.

Quan sát Sao Chổi và các thiên thể khác 

Vụ va chạm của tàu Deep Impact với sao chổi Tempel 1

Gần Trái đất hơn, tàu thăm dò Deep Impact của NASA đâm sầm vào sao chổi Tempel 1, tạo ra một đám mây bụi và băng. Vì đám mây đó và máy quay cũng không tập trung vào đúng tiêu điểm, chúng ta không thể xem được kết quả của vụ nổ này. Vụ va chạm để lại một cái đuôi sao chổi với thành phần gồm đất sét và các hợp chất cacbon ở thể lỏng. 

Hình ảnh hành tinh thứ 10

Các nhà thiên văn học cũng rất hào hứng vì phát hiện tồn tại hành tinh thứ 10 của hệ mặt trời, lớn hơn Sao Diêm Vương, tạm đặt tên là Xena. Sau đó họ cũng phát hiện một mặt trăng quay xung quanh Xena nữa, và đặt tên là Gabrielle.

Trong năm nay, ngành thiên văn cũng phát hiện thêm một thực thể mới, có kích thước cỡ 70% kích thước của sao Diêm Vương. Nhưng chưa chứng thực được ai là người phát hiện ra nó. Phát hiện này dẫn tới một cuộc tranh luận khá sôi nổi về quy ước để xác định một thực thể là hành tinh.

Về một thiên thể nhỏ ít được quan tâm là Apophis, có kích thước bề rộng khoảng 300m. Những quan sát vào năm 2004 chỉ ra rằng, thực thể này có 1/ 38 khả năng sẽ đâm vào Trái đất vào năm 2029. Năm 2005, với những quan sát mới hơn và những đó đạc chi ly hơn, thì thời gian được dời lại vào năm 2034 hoặc có thể hơn nữa.

Diêm vương tinh



Tiến đến Diêm Vương tinh

Thêm hai mặt trăng nữa được phát hiện đang tự xoay xung quanh Diêm Vương tinh, chính phát hiện này là một trong những yếu tố khiến NASA quyết định phóng tàu thăm dò New Horizons.

Khám phá Hỏa tinh 

Hình ảnh gió bụi trong tầng khí quyền Sao Hỏa quan sát từ vệ tinh

Hai tàu thăm dò khác của NASA là Spirit và Opportunity, tiếp tục lê bước trên khắp bề mặt sao Hỏa, đào sâu vào lòng đất để lấy mẫu vật , đồng thời quan sát các đám bụi, mưa thiên thạch và mưa đá trên sao Hỏa. Hiện đã xuất hiện những thách thức về kĩ thuật cho các “nhà thăm dò trên”. Cánh tay của Spirit rất khó có thể điều khiển hoặc cử động. Tuy nhiên “họ” đã chào mừng ngày sinh nhật lần thứ hai của mình vào đầu năm nay.

Tàu thăm dò sao Hỏa của cơ quan không gian châu Âu, Mars Express, cuối cùng cũng đã triển khai thiết bị MARSIS của mình, sau hàng tháng trời trì hoãn. An-ten của tàu đã tìm thấy dấu hiệu của nước trên một miệng núi lửa của sao Hỏa. Tàu không gian là Mars Express cũng đã tìm thấy bằng chứng về nước đóng băng trên sao Hỏa. 

Hình ảnh do tàu Mars Express gởi về

Vệ tinh Mars Reconnaissance được phóng đi từ Florida và tháng 8-2005, dự tính sẽ đến hành tinh Đỏ vào tháng 3 năm 2006.

Những ngày cuối năm 2005 đánh dấu một sự kiện đáng nhớ khác về sao Hỏa, tung tích về tàu Beagle 2 của người Anh được cho là hạ cánh xuống sao Hỏa vào đợt Giáng Sinh năm 2003. Tháng 12 này, những bức ảnh mới từ MGS (Trung tâm khảo sát Hỏa tinh) có thể sẽ tiết lộ thông tin nơi mà tàu Beagle 2 đã bị tai nạn.

"Thất bại là mẹ thành công"

Trong năm 2005, một vài “nhiệm vụ” không gian nhỏ khác cũng gặp sự cố. Vệ tinh Cryosat và Cosmos 1 không thể rời khỏi trái đất vì các cuộc phóng tên lửa thất bại.

Một loạt các thất bại trong nổ lực chinh phục không gian của người Nhật, tuy nhiên, nước Nhật vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc nghiên cứu về không gian của mình.

Tin xấu của năm 2005 không nói lên điều gì về năm 2006. Sự nghiệp tiến vào không gian của con người vừa mới bắt đầu, cho nên, không có bất cứ dự đoán hay một nhận định nào được nêu ra về tình hình trong năm mới. Tin đáng mừng nhất có thể nói là sự trở lại của tàu con thoi.

Không gian vẫn luôn đầy những bí ẩn, là mạch nguồn cho biết bao nhiêu tri thức của nhân loại. Con người luôn mong muốn giải thoát mình, thoát khỏi sự lệ thuộc về mọi điều kiện vật chất, về các giá trị tinh thần, và chính không gian vũ trụ là một bằng chứng chân thật nhất về điều đó.

TRẦN HUY (tổng hợp)
Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video