Con người thích những chiếc xe có diện mạo dữ dằn

Không phải chỉ một mình bạn mới cho rằng chiếc Toyota Prius trong quá hiền lành so với sở thích của mình. Mọi người thường nhìn thấy các khuôn mặt và đặc điểm ở một chiếc xe. Và nghiên cứu mới cho thấy họ thích những chiếc xe nổi bật, nam tính và trông hơi “cáu giận”.

Phát hiện này dựa trên xu hướng con người thường nhìn thấy khuôn mặt hay đặc tính của loài người trên mọi đồ vật từ xe hơi cho đến cả những đám mây. Hiện tượng này được gọi là pareidolia. Nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu hy vọng có thể hiểu được rõ ràng hơn về những gì xảy ra trong não khi mà con người nhìn thấy khuôn mặt ở đồ vật, đối lập với khuôn mặt người; từ đó cũng giúp các nhà thiết kế tạo nên những chiếc xe hấp dẫn hơn.

Truls Thorstensen, người đứng đầu Ban cố vấn EFS tại Viên, cho biết: “Khi đầu tư vào một chiếc xe chở khác mới có nghĩa là chúng ta đang nói tới hàng tỷ đôla. Nếu như thiết kế không đúng kiểu thì chúng ta sẽ gặp rắc rối”.

Tuy nhiên việc thiết kế diện mạo của một chiếc xe chưa thể chứng minh được nó là một môn khoa học chính xác. Các chuyên gia thiết kế và kiểu dáng đưa ra lời khuyên, ngay cả các CEO cũng cân nhắc đến cả sở thích. Nhưng Thorstensen muốn tìm kiếm một công cụ hữu ích hơn giúp các nhà sản xuất ô tô đánh giá các mẫu xe khác nhau. 

Một hình mẫu trong seri BMW 5 được sử dụng trong nghiên cứu “diện mạo” xe hơi. Hãng BMW có thứ hạng rất cao trên nấc thang “quyền lực”. (Ảnh: BMW/Truls Thorstensen)

Thorstensen đã tuyển một nhóm chuyên gia của riêng ông bao gồm Sonja Windhager – nhà nhân loại học thuộc đại học Vienna. Họ đã hỏi 20 đàn ông và 20 phụ nữ đánh giá 38 mẫu xe chở khách được tung ra thị trường từ năm 2004 đến năm 2006.

Người tham gia đánh gia xe dựa trên một hệ thống gọi là động học hình thái hình học (geometric morphometrics hay GM). Hệ thống cho phép đàn ông và phụ nữ đánh giá các đặc điểm nhất định trên thang đối chiếu (ví dụ như “vị thành niên” hay “trường thành”). Các đặc điểm thể hiện sự trưởng thành, giới tính, thái độ, tình cảm và tính cách – tất cả các đặc điểm mà người tham gia suy ra được từ gương mặt của con người ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Sau khi đánh giá các đặc điểm của chiếc xe, người tham gia sau đó sẽ phải trả lời câu hỏi: họ vừa nhìn thấy khuôn mặt của con người, hay của loài động vật nào đó, hay là họ không thấy gương nào trên chiếc xe. Họ phải chỉ ra được các đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi và miệng khi họ có thấy khuôn mặt.

Cuối cùng, người tham gia phải trả lời họ có thích chiếc xe hay không. Nghiên cứu hạn chế loại xe lựa chọn thành xe chở khách bởi số lượng xe lớn có thể làm thay đổi kết quả.

Người tham gia thích những chiếc xe có thang bậc cao nhất về các đặc điểm “quyền lực”. Nhưng chiếc xe “quyền lực” như seri BMW 5 thường có kiểu dáng thấp hơn và to hơn, có đèn pha nhiều góc với ống nạp khí lớn hơn.

Phần lớn người tham gia đều đồng ý mỗi chiếc xe có những đặc điểm nhất định, ví dụ như: kiêu căng, sợ hãi hay dễ chịu. Một số đặc điểm như chán ghét, hướng ngoại và buồn thì không được ưa chuộng mấy. 

Hình mẫu chiếc Toyota Prius được sử dụng trong nghiên cứu “diện mạo” xe hơi. Chiếc Prius có thứ hạng thấp trên nấc thang “quyền lực”. (Ảnh: Toyota/Truls Thorstensen)

Các đặc điểm này góp phần thúc đẩy hứng thú từ vài năm cách đây, khi một nhà thiết kế hàng đầu với một nhà máy sản xuất ôtô hàng đầu muốn mua nghiên cứu công khai. Nhưng Thortensen và Windhager hiện đang tìm kiếm một nghiên cứu khác nhằm bổ sung kiểm tra về hoạt động của mắt và não bộ.

Windharger ghi chú: “Bảng câu hỏi bị hạn chế trong những đặc điểm bạn có thể suy ra từ đó. Bạn sẽ phải hỏi mọi người, và mọi người phải ngẫm nghĩ từ câu hỏi. Chúng tôi muốn đạt tới mức độ tiềm thức cao hơn”.

Họ cũng muốn thực hiện các nghiên cứu có sự tham gia của người dân Ethiopia, họ là những người không biết nhiều đến các mẫu xe hiện đại, đồng thời các nhà khoa học cũng muốn mở rộng nghiên cứu đến các quốc gia khác. Thorstensen chỉ ra rằng một số nhà sản xuất ô tô như Toyota vốn đã tạo ra các mẫu xe khác biệt ở các quốc gia và nền văn hóa khác nhau.

Thorstensen cho biết: “Tôi không nghĩ rằng có điều gì đó sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp sản xuất ôtô hay sẽ làm các nhà thiết kế mất việc”. Ông cũng bổ sung rằng nghiên cứu chỉ là bước tiếp theo để tiến tới công cụ thiết kế chuẩn hóa cao hơn.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video