Con trăn tham ăn vỡ bụng khi nuốt chửng cá sấu

Con trăn Miến Điện bị rách bụng trong lúc đang nuốt chửng cá sấu mõm ngắn dài 2 mét trong Vườn quốc gia Everglades.

Con trăn bắt đầu ăn xác cá sấu mõm ngắn Mỹ và gần như sắp nuốt chửng toàn bộ trước khi vỡ bụng. Các cán bộ quản lý chứng kiến cuộc đụng độ giữa trăn và cá sấu ở một khu vực hẻo lánh của Vườn quốc gia Everglades tại bang Florida. Cuối cùng, cơ thể đồ sộ của cá sấu nhô ra từ giữa phần bụng căng phồng của con trăn trên mặt nước.


Trăn Miến Điện trả giá vì tham mồi to. (Ảnh: Michael Barron/Cơ quan Vườn quốc gia)

Dường như con trăn Miến Điện dài 4 mét tham mồi to quá khổ và bị bục dạ dày trước khi nó kịp hoàn thành bữa ăn. Tuy nhiên, cá sấu đánh lừa để con trăn tưởng rằng nó đã chết bằng cách hạ nhịp tim xuống 2 - 3 nhịp/phút. "Tim của cá sấu mõm ngắn không rung bất kể chúng ta làm gì. Chúng rất bền bỉ", Flavio Fenton, giáo sư ở Trường vật lý tại Viện Công nghệ Georgia, cho biết.

Trăn Miến Điện săn mồi bằng cách dựa vào nhịp tim của con mồi, do đó cá sấu có thể lừa trăn nghĩa rằng mục tiêu của nó đang nằm bất động. Dường như cá sấu đã tấn công đối thủ từ bên trong sau khi bị nuốt đầu, vai và chân trước. Đòn phản kích quá mạnh làm trăn bị bục dạ dày và cả hai con vật đều chết dưới nước.

Giáo sư động vật hoang dã Frank Mazzoti ở Đại học Florida cho biết, kết quả cuộc chiến giữa hai loài bò sát gây bất ngờ. "Rõ ràng nếu trăn có thể giết cá sấu, chúng có thể giết những loài khác. Sự kiện này cho thấy đây là một trận hòa", Mazzoti nói. Các chuyên gia động vật hoang dã sau đó phát hiện da cá sấu trong đường ruột của trăn. Họ cho rằng con trăn tình cờ bò vào vùng lãnh thổ nguy hiểm bởi cá sấu mõm ngắn Mỹ là động vật bản xứ ở Everglade nhưng trăn Miến Điện thì không.

Sự gia tăng số lượng của loài trăn xâm hại liên quan tới tới nạn mua bán vật nuôi quốc tế, những người chủ thường thả trăn vào tự nhiên nếu kích thước đủ lớn.

Cá sấu mõm ngắn có tim 4 ngăn cho phép chúng đẩy không khí ra để có thể chìm xuống nước, giảm tiêu thụ oxy. Một lỗ nhỏ gọi là Foramen of Panizza ở giữa động mạch chủ trái và phải tạo điều kiện đẩy không khí qua nơi khác trong khi chìm dưới nước, đồng thời giúp nhịp tim hạ thấp.

Cập nhật: 07/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video