Côn trùng và con người có hoạt động nhóm đích thực

Ong và kiến từ lâu đã được coi là những người thợ không biết mệt mỏi, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng cơ xử như các công dân hiện đại.

Không giống những đàn bò rừng bizon hay đàn cá – nơi các cá nhân có vẻ như hoạt động theo nhóm những lại cư xử theo những sở thích riêng của chúng – một số loài động vật, ví dụ như kiến và ong lại thực sự có được lợi ích từ việc hoạt động theo nhóm đích thực.

Phát hiện của nghiên cứu dường như là dư âm về thế giới côn trùng được minh họa trong bộ phim “Antz and Bee” trong đó các nhân vật sống trong những xã hội bao gồm các công dân luôn tuân thủ một cách cứng nhắc.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh và đại học Oxford đã đưa ra được kết luận bằng cách tạo một mô hình toán học nhằm nghiên cứu con đường mà các nhóm động vật, được gọi là các siêu sinh vật, phát triển.

Kiến phối hợp với nhau tạo hình chiếc cầu giúp những con kiến khác mang thức ăn trở lại. (Ảnh: iStockphoto/Hung Meng Tan)

Nghiên cứu nhận diện hai trường hợp trong đó một nhóm có thể hoạt động như một đơn vị. Trường hợp đầu tiên là khi mọi thành viên đều có mối liên hệ gần gũi với nhau, có chung một số gen; từ đó nhằm bảo đảm gen sẽ được truyền lại cho thế hệ sau. Trường hợp thứ hai là khi hành vi của nhóm được kiểm soát bởi một nhóm “cảnh sát” – ví dụ như trong tổ ong, bất cứ quả trứng nào không phải do ong chúa đẻ ra đều bị ong thợ phá hủy, nhằm đảm bảo rằng chỉ có con cháu của ong chúa mới được tồn tại. Cả hai con đường nói trên đều có mục đích bảo đảm sự tham gia thống nhất của các cá nhân để thực hiện cùng một mục tiêu chung.

Tiến sĩ Andy Garder thuộc Trường khoa học sinh học tại Đại học Edinburge cho biết: “Chúng ta thường thấy các loài vật dường như cùng hoạt động, ví dụ như bò rừng bizon hay cá. Tuy nhiên cái trông giống như nỗ lực chung của cả đàn lại thực chất chỉ là sự xô đẩy của mỗi cá nhân cố gắng lọt vào giữa đàn nhằm lẩn tránh kẻ thù”.

“Ngược lại, tổ kiến hoặc tổ ong lại có thể hoạt động như một sinh vật thống nhất. Trong tổ ong, ong thợ luôn sẵn sàng giúp cộng đồng, kể cả chúng phải bỏ mạng bởi ong chúa mang và truyền lại gen của chúng. Tuy nhiên các siêu sinh vật lại rất hiếm, và chỉ tồn tại khi bất đồng nội bộ một nhóm xã hội không còn. Do đó chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ này để mô tả các xã hội của con người”.

Nghiên cứu được Hiệp hội hoàng gia tài trợ.

Tham khảo
Gardner et al. Capturing the superorganism: a formal theory of group adaptation. Journal of Evolutionary Biology, 2009; 22 (4): 659 DOI: 10.1111/j.1420-9101.2008.01681.x

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video