Công bố gây tranh cãi: Trồng cây có thể khiến các thành phố ô nhiễm hơn?

Một cơ quan giám sát y tế ở Anh Quốc vừa đưa ra thông báo gây nhiều tranh cãi: Trái với niềm tin thường thấy của mọi người, cây ở các thành phố có thể làm chất lượng không khí kém đi.

Theo Viện Chăm sóc sức khỏe quốc gia (NICE), chất lượng không khí ở những nơi có nhiều lá cây đang giảm xuống bằng với mức ở ngay mặt đường, nơi các loại xe cộ xả ra vô số khí thải.

Theo NICE: "Cây trên phố có vẻ không hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí và thậm chí còn trong một số trường hợp làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Lá và cành cây làm chậm các dòng khí lưu, khiến các chất gây ô nhiễm không thoát đi được".


Cây ở các thành phố có thể làm chất lượng không khí kém đi.

Một nghiên cứu năm 2012 được các nhà khoa học Bỉ thực hiện cũng mô hình hóa nhiều ví dụ về các loại cây bên đường trong đời thực để xem chúng cải thiện được chất lượng không khí hay tăng mức độ ô nhiễm. Và họ cũng kết luận rằng cây trên các đường phố có thể giảm khả năng lưu thông khí.

Đại học Y tế và Nhi khoa Hoàng gia đã kêu gọi phải có những chế tài mạnh mẽ hơn đối với các tác nhân gây ô nhiễm, giám sát và báo cáo hiệu quả hơn về những chất gây ô nhiễm có hại trong không khí, và có các biện pháp cá nhân tốt hơn như chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp, có nhận thức tốt hơn về khói thuốc lá, nitodioxite từ bếp ga dân dụng và dung môi từ nhựa và sơn.


Cây trên các đường phố có thể giảm khả năng lưu thông khí.

Rõ ràng là cây có khả năng hút khí ozone, bụi bặm và các tác nhân gây ô nhiễm khác vào lá từ bầu không khí mà chúng ta đang hít thở. Ở Anh, lượng không gian xanh đã giảm đi đáng kể do các công viên bị đóng cửa bởi phí duy trì bảo tồn quá cao. Theo nghiên cứu của Đại học Leicester, từ năm 2006 đến 2012, hơn 200km2 không gian xanh đã bị xóa bỏ để dành chỗ cho các không gian nhân tạo, chủ yếu là nhà ở.

Nhưng giải pháp không chỉ đơn giản là trồng mới cây cối ở mọi nơi. Một mặt, không phải mọi loại cây đều như nhau. Chẳng hạn tính hăng cay trong một số loại cây như tuyết tùng, khuynh diệp hay thông là sự kết hợp của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Khi các hợp chất này tương tác với nitodioxite trong khí thải của các phương tiện giao thông, với ánh sáng mặt trời làm chất xúc tác, chúng sẽ tạo nên khí ozone. Và ở tầng dưới cùng sát mặt đất, nồng độ chất này cũng đủ để gây bệnh tim ở người.


Không phải mọi loại cây đều như nhau.

Vào năm 2015, thành phố New York đã thực hiện một sáng kiến có tên là "TreeCount", trong đó 2300 tình nguyện viên đã lập bản đồ mọi cây xanh trong thành phố. Mỗi cây được gán cho một ID riêng biệt, và một mã màu để thể hiện giống loài của nó.

Dự án này vẫn đang tiếp tục và ghi lại vị trí chính xác của từng cây đi kèm với hình ảnh của nó trên Google Street View. Sau đó, sử dụng số liệu từ Cục Kiểm lâm Hoa kỳ, tổng lợi ích sinh thái mà một cây mang lại – giữ nước mưa, bảo toàn nguồn điện, giảm thiểu ô nhiễm không khí – sẽ được tính ra cụ thể bao nhiêu USD.

Đó cũng là một cách để giám sát các loại cây có tác dụng và những loại cây ít hiệu quả. Nếu các thành phố khác có thể áp dụng các biện pháp tương tự để quản lý không gian xanh của mình, thì chắc chắn họ cũng có thể giảm thiểu được chi phí trồng cây hàng năm.

Cập nhật: 12/12/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video