Công nghệ đóng tàu tên lửa đoạt giải nhất sáng tạo khoa học Việt Nam

Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ, đóng thành công tàu tên lửa Tia chớp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng đã giúp các kỹ sư nhà máy đóng tàu Ba Son giành giải nhất sáng tạo khoa học năm 2014.

Giải nhất sáng tạo khoa học Việt Nam thuộc về công nghệ đóng tàu tên lửa 

Cuối tháng 5/2015, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật cùng Bộ Khoa học & Công nghệ trao giải thưởng sáng tạo khoa học Việt Nam năm 2014 cho những tác giả có công trình khoa học lớn, đang được áp dụng hiệu quả tại Việt Nam.

Qua nhiều vòng bình chọn, ban tổ chức chọn ra 40 công trình thuộc 6 lĩnh vực để trao giải, bao gồm: Cơ khí tự động hóa, Vật liệu, Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, Thông tin, Điện tử và Viễn thông, Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Giải thưởng bao gồm 4 giải nhất, 7 giải nhì, 11 giải ba và 18 giải khuyến khích.


Ông Nguyễn Thiện Nhân trao giải thưởng cho nhóm tác giả giành giải nhất cho công trình làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa

Tiêu chí đánh giá của giải thưởng là mới, sáng tạo, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chưa từng được trao giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ. Ưu tiên đối với các công trình khoa học được áp dụng mang lại hiệu quả ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

4 giải nhất gồm: Nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ công nghệ trong đóng tàu quân sự 12418; Nghiên cứu chế tạo phao nâng phục vụ lắp đặt đường ống thu gom và vận chuyển khí đốt tại Việt Nam; Ứng dụng các vật liệu tiên tiến trong sản xuất máy ozon phục vụ sức khỏe cộng đồng; Công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp BIO - MIX để xử lý phân thải chăn nuôi gia súc, gia cầm làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong đó, công trình làm chủ ứng dụng, nghiên cứu trong đóng tàu quân sự 12418 Molnya - Tia chớp do viện ALMAZ thiết kế của nhóm tác giả thuộc Tổng công ty đóng tàu Ba Son được đánh giá cao. Lần đầu tiên Việt Nam áp dụng phương pháp lắp ráp tổng loại đóng mới thành công tàu tên lửa có tính năng hiện đại để trang bị cho quân đội. Đây là loại tàu chiến tấn công nhanh, có nhiều đặc tính ưu việt, hệ động lực công suất lớn.Trên tàu được trang bị vũ khí hiện đại, như tổ hợp tên lửa, pháo, tên lửa phòng không vác vai Igla.


Tàu tên lửa được đóng trong nước được hạ thủy tại Tp HCM

Việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ đóng tàu với chất lượng đạt và một số tính năng vượt yêu cầu kỹ thuật của nhà thiết kế, khẳng định Việt Nam có thể làm chủ công nghệ, chủ động được vật tư trong nước, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng các lớp tàu chiến ở Việt Nam, góp phần xây dựng các đội tàu chiến hiện đại cho lực lượng hải quân.

Tham dự buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh "giải thưởng được tổ chức hàng năm là dịp để chúng ta khẳng định rằng chúng ta hàng ngày gìn giữ, phát huy giá trị của dân tộc: dũng cảm, kiên cường và sáng tạo".

Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các nhà khoa học, công nghệ có những công trình giá trị lớn, đã và đang áp dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Trải qua 20 năm, giải thưởng thu hút hơn 2.000 công trình sáng tạo tham gia, trong đó có 700 công trình đoạt giải.

Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video