Công nghệ phát hiện tài xế say rượu trong vòng 1 giây

Khi tài xế vào xe, hệ thống DADSS sẽ đo nồng độ cồn trong hơi thở và trên da trong vòng chỉ một giây. Nếu nồng độ cồn đo được vượt quá 0,08% động cơ xe sẽ tự động tắt.

Hệ thống phát hiện tài xế say rượu (viết tắt là DADSS) gồm 2 bộ cảm biến, đo nồng độ cồn trong hơi thở và trên da của tài xế. Hai thiết bị cảm biến này được đặt ngay trên vô-lăng và nút khởi động của xe.


Hệ thống DADSS gồm 2 bộ cảm biến. (Nguồn: DADSS Research Program).

Khi tài xế vào xe, không khí quanh ghế lái được hút vào cảm biến. Từ đó thiết bị sẽ phân tích nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế. Trong khi cảm biến còn lại chiếu tia hồng ngoại vào phần da tiếp xúc ở nút khởi động. Ánh sáng phản chiếu lại chứa thông tin về nồng độ cồn trong mao mạch.

Sự kết hợp của cả 2 thiết bị đảm bảo rằng kết quả từ người lái chính chứ không phải hành khách đi cùng xe. Tất cả quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 1 giây.

Nếu nồng độ cồn đo được vượt quá mức quy định tức 0,08% động cơ xe sẽ tự động tắt.


Xe không hoạt động nếu nồng độ cồn vượt quá 0,08%. (Nguồn: DADSS Research Program).

Đây là phát minh của một nhóm kỹ sư người Mỹ. Hiện nhóm đang liên kết cùng các hãng sản xuất ô tô để đưa công nghệ này vào thực tế.

Cơ quan an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) cũng đang cân nhắc tích hợp vào mọi loại ô tô, như một tính năng an toàn để tránh nguy cơ gây tai nạn giao thông do say rượu lái xe.

Tại Mỹ, mỗi bang đều có một mức phạt khác nhau nhưng đều tương đồng ở việc khá nặng tay, và tất cả đều đánh vào kinh tế của người vi phạm.

Nếu bị kết luận lái xe dưới tác động của rượu/bia (DUI) tài xế sẽ phải trả: tiền phạt 300-1.000 USD cho lần đầu tiên vi phạm, lần tiếp theo là 15.000 USD trở lên, phí thử nồng độ cồn trong máu 500-1.000 USD, phí kéo xe về nơi cất giữ 300-500 USD (kèm phí trông giữ, phí lấy xe ra), phí bảo hiểm tăng mạnh (thay vì 100 USD/tháng sẽ thành 300 - 500 USD/tháng), thậm chí nếu muốn trình bày/giải trình về vi phạm, cảnh sát sẽ cử người ngồi nghe với mức phí 150 USD (chỉ ngồi nghe và tiếp nhận).

Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải tham gia các khoá học và qua các kì thi gắt gao, phải gắn thiết bị kiểm soát nồng độ cồn vào xe (vào bộ phận chìa khoá điện khởi động xe) với chi phí thuê thiết bị gần 3.000 USD, để giám sát trong khoảng thời gian nhất định.

Tại Mỹ, chỉ số BAC (Blood alcohol concentration) hay còn gọi là chỉ số Nồng độ cồn trong máu, thường hay được sử dụng trong việc đo đạc y tế. BAC dựa trên tỷ lệ phần trăm lượng cồn trong máu ( ví dụ 0.1% tương đương với 0.1 gram cồn trong 0.1 l máu). Do tính phức tạp trong đo lường, việc thực hiện đo BAC thường diễn ra tại bệnh viện hoặc trạm cảnh sát có thiết bị thích hợp. Chỉ số BrAC (Breath alcohol content) hay còn gọi là chỉ số Nồng độ cồn trong hơi thở. Đối với chỉ số này, mức đo chính xác nhất có thể thu được vào thời điểm 10 phút sau khi sử đụng đồ uống có cồn hoạc cao hơn, thấp hơn 10 phút sẽ khiến cho kết quả quá cao và trở nên không chính xác. Ưu điểm của chỉ số này nằm ở khả năng dễ dàng đo được trên đường với thiết bị cầm tay gọn nhẹ.

Cập nhật: 23/05/2019 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video