Các nhà khoa học vừa phát hiện một đầm lầy có diện tích bằng kích thước nước Anh, chứa hàng tỷ tấn than bùn tại khu vực xa xôi nước Cộng hoà Congo.
Một mẫu than bùn được lấy lên tại đầm lầy rộng lớn tại khu vực xa xôi Brazzaville thuộc nước Cộng hoà Congo - (Ảnh: BBC News)
Nhóm các nhà khoa học thuộc dự án nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã thuộc Đại học Leeds (Anh) và đại học Marien Ngouabi (Brazzaville, Congo) vừa phát hiện một đầm lầy rộng khoảng 100.000 - 200.000km2 ở khu vực xa xôi ở Congo. Bên dưới có lớp than bùn dầy đến 7m chứa hàng tỷ tấn than bùn.
Tiến sĩ Lewis thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: “Than bùn hình thành trong điều kiện phân huỷ chậm, vì vậy hầu hết khu vực có than bùn thường nằm trong khu vực lạnh. Thật hiếm thấy, khi lần đầu tiên lượng lớn than bùn hình thành trong môi trường nhiệt đới - ẩm ướt và ấm áp. Điều đó thật sự rất lạ và bất thường".
Vì vậy, với phát hiện lần này các nhà khoa học có thể làm sáng tỏ sự thay đổi môi trường trong vòng 10 ngàn năm nay. Đồng thời, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn vai trò của lưu vực sông Congo trong quá khứ có ảnh hưởng đến khí hậu ngày nay như thế nào.
Các nhà khoa học sẽ dựng liều bên trong khu vực này, tiến hành nghiên cứu với thời gian khoảng ba tuần. Mẫu than bùn hiện được gửi về phòng thí nghiệm để đo độ tuổi và tìm kiếm những thảm thực vật chứa bên trong lớp than bùn này.