Cú đớp của rồng Komodo yếu hơn cả... mèo nhà

Loài thằn lằn lớn nhất trái đất hiện nay, con rồng Komodo, có nhát cắn còn yếu hơn cả của một con mèo, các nhà khoa học tiết lộ. Mặc dù được biết đến với khả năng giết những con mồi lớn hơn mình nhiều, rồng Komodo lại chỉ phụ thuộc vào bộ răng sắc như dao cạo, cơ cổ khỏe và hộp sọ khung rỗng để chinh phục con mồi, nghiên cứu mới đây cho biết.

Sử dụng mô hình máy tính, nhóm nghiên cứu từ Đại học New South Wales của Australia đã phân tích một mẫu vật Komodo từ Bảo tàng Australia ở Sydney. Khi đo lực và kết cấu của hộp sọ, nhóm tìm thấy bộ hàm của con vật không được thiết kế để xé nát con mồi.

"Cú cắn là khá yếu đối với một con thằn lằn cỡ lớn như vậy - còn kém cả một con mèo nhà trung bình", Stephen Wroe, tác giả nghiên cứu nói. Nếu một con Komodo cố xé nát con mồi bằng bộ hàm, giống cá sấu vẫn làm, "nó sẽ làm vỡ hộp sọ của mình", ông nói.

Rồng Komodo có thể dài tới 3 mét và là chỉ sống trên các đảo ở Indonesia. Hiện có khoảng 4.000 đến 5.000 con còn lại trong tự nhiên.

Rồng Komodo dài đến 3 mét. (Ảnh: National Geographic)

Giết mồi theo kiểu "mở nắp chai"

Mặc dù bộ hàm yếu và hộp sọ nhẹ, song loài thằn lằn này vẫn có những đặc điểm khác giúp nó trở thành một kẻ ăn thịt lành nghề. Chẳng hạn chúng đã tối ưu hóa cấu trúc của sọ và sự sắp xếp vật liệu, tạo ra cấu trúc khung vững chãi như ở một cây cầu.

Hộp sọ của nó có mật độ khác nhau. Một số khu vực làm từ xương xốp, tạo ra sự co giãn giúp nó mở rộng miệng hơn. Điều này cũng tạo đòn bẩy cho bộ răng sắc nhọn. Chính vì thế khi cắn và kéo con mồi, nó cần dùng đến ít lực hơn so với khi chỉ có cắn mà không kéo.

Rồng Komodo sử dụng cái đầu của nó giống như một cái mở nắp chai. Nó tạo ra các vết thương lớn, và con mồi sẽ chết vì mất máu. Phương pháp này giúp nó hạ gục được các con mồi lớn hơn nhiều, trong đó có lợn hoang, hươu và trâu.

T. An (Theo National Geographic, Vnexpress)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video