Cua biển càng to, người yêu hải sản càng buồn

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản thuộc Đại học California phát hiện rằng nồng độ carbon dioxide cao trong không khí đã khiến cua biển to hơn, lớn nhanh hơn và cứng hơn. Tuy nhiên, đó lại là tin buồn cho những người thích dùng hải sản.


Cua nhanh chóng đập vỡ vỏ hàu và ăn thịt như “sư
tử xé xác cừu non”. (Ảnh: nationalgeographic.com)

Nhóm nghiên cứu cho rằng các đại dương hiện hấp thu ngày càng nhiều hơn carbon dioxide phát xuất từ hiệu ứng nhà kính do khí hậu toàn cầu ấm dần lên. Do đó, nước biển sẽ tăng tính acid và nhiều carbon hơn. Cua sống trong môi trường nước như vậy sẽ to hơn, lớn nhanh hơn và có vỏ cứng hơn.

Tuy nhiên, đây lại là tin buồn cho những người thích dùng hải sản, vì hàu là thực phẩm ưa thích của cua nên mật độ hàu sẽ giảm. Mặt khác, vì cua tăng trưởng nhanh nên chủ yếu chỉ lớn và cứng phần vỏ nhưng ít thịt. Tính acid tăng của nước cũng khiến những sinh vật khác, từ phiêu sinh vật đến sò điệp đều tăng trưởng chậm và ít thịt hơn.

Một thí nghiệm được nhóm nghiên cứu này thực hiện hồi năm 2009 cho thấy trong môi trường nước nhiều carbon, một loại cua biển xanh sống ở vùng bờ biển Đông Bắc Mỹ mang tên Chesapeake lớn nhanh gấp 4 lần so với khi sống trong môi trường có nồng độ carbon thấp.

Trong một thí nghiệm khác hồi năm 2011, nhóm nghiên cứu bỏ chung cua và hàu vào bể nước có nồng độ carbon cao, cua nhanh chóng đập vỡ vỏ hàu và ăn thịt như “sư tử xé xác cừu non”.

Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video