Ngày 6/3, các nhà công nghệ sinh học hàng đầu Cuba đã thử nghiệm thành công một loại vaccine chống bệnh Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) mới trên chuột và đã sẵn sàng để thử nghiệm trên con người.
"Vắcxin AIDS mới đã được thử thành công trên chuột và giờ chúng tôi sẽ tiến hành giai đoạn thử nghiệm mới, quy mô nhỏ, kiểm soát chặt trên các bệnh nhân dương tính với HIV không ở trong giai đoạn cuối của bệnh", nhà nghiên cứu Enrique Iglesias cho biết.
Iglesias, người lãnh đạo nhóm phát triển vắcxin ở Trung tâm Công nghệ sinh học và Biến đổi Gene (CIGB) phát biểu tại Hội thảo Công nghệ Sinh học Quốc tế Havana 2012, vốn bắt đầu hôm 5/3 ở thủ đô Cuba.
Cuba đã sẵn sàng thử nghiệm vắc-xin điều trị HIV trên cơ thể người
Ông nói với đám đông tại hội nghị rằng vắcxin TERAVAC-HIV-1 làm từ các loại protein được kết hợp với nhau để tạo "phản ứng ở mức độ tế bào chống lại virus HIV".
Tuy nhiên, ông cũng đã nói rằng người ta không nên quá kỳ vọng vào sự thành công của chương trình.
"Cho tới nay đã có hơn 100 thử nghiệm điều trị trên cơ thể người liên quan tới virus HIV ở Cuba và nhiều nước khác, với tất cả đều đã thất bại" - Iglesias nói.
Cuba đã tiêu hơn 200 triệu USD một năm vào chương trình chống AIDS, gồm việc phát thuốc kháng virus miễn phí cho những người có H.
CIGB, tổ chức quy tụ 20 đơn vị nghiên cứu hàng đầu ở Havana, là động lực đứng sau hoạt động xuất khẩu chính của Cuba: các sản phẩm công nghệ sinh học gồm vắcxin và các thuốc khác.
Quốc gia này đã thu về hơn 400 triệu USD mỗi năm nhờ các sản phẩm trên và chúng là mặt hàng xuất khẩu giá trị thứ 2 tại Cuba, chỉ sau nickel.
Khoảng 600 nhà khoa học từ 38 nước trên thế giới đã tham gia vào sự kiện, gồm nhà hóa học được giải Nobel của Mỹ Peter Agre, người cũng là bác sĩ và nhà nhà sinh học phân tử.