Cúm gà lan mạnh ở Trung Quốc

Lại có thêm 2 vụ dịch mới ở Trung Quốc mặc dù đã có hàng trăm triệu con được chủng ngừa. Báo cáo về cúm gà diễn ra gần như hằng ngày cho thấy, những thách thức lớn trong việc kiểm soát virus ở đây.

Hai vụ dịch mới nâng tổng số điểm dịch ở Trung Quốc lên 15 trong khoảng một tháng. Tại tỉnh Liêu Ninh, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khoảng 72.000 cán bộ y tế đã toả đi khắp nơi để thi hành các biện pháp chống cúm, bao gồm việc bắt buộc tiêm chủng cho gia cầm, kiểm tra sức khỏe hai lần mỗi ngày cho tất cả nông dân sống quanh điểm dịch. Những cán bộ này còn được lệnh: "Nếu quá mệt, hãy nhắm mắt lại trong giây lát để thư giãn và sau đó lại tiếp tục công việc", một đại diện của chính quyền tỉnh Liêu Ninh, Zhou Liwei, cho biết.

Mặc dù dịch bệnh đang lan mạnh song Bắc Kinh cho biết, 174 nông dân tiếp xúc với 2 bệnh nhân cúm gà đầu tiên không có biểu hiện bệnh. Những nạn nhân cúm gà đầu tiên là một phụ nữ đã tử vong và một bé trai bình phục, ngoài ra còn một trường hợp nghi nhiễm. Tất cả đều tiếp xúc với gia cầm bệnh.

Giới chuyên môn Trung Quốc cho rằng, chim di cư chính là nguyên nhân phát tán dịch và việc tiêm chủng cho gia cầm nuôi là cách tốt nhất để cắt đứt sợi dây truyền bệnh giữa chim hoang và nuôi.

Bóng đen cúm gà bao trùm bầu không khí hội nghị cấp cao của Diễn đàn Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, gồm 21 nước thành viên, khai mạc thứ 6 vừa qua. Thủ tướng Australia John Howard kêu gọi các nước cần đặt "sự e dè hoặc niềm hãnh diện quốc gia" sang một bên để sẵn sàng báo cáo về dịch bệnh.

Tuyên bố cuối cùng của các nhà lãnh đạo APEC là coi việc ngăn chặn cúm gà lây lan là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu bên cạnh những vấn đề như tự do hóa thương mại và chống khủng bố.

Liên Hợp Quốc vừa tuyên bố sẽ xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, trong đó sẽ thiết lập bản đồ các tuyến bay của chim di cư, nhằm ngăn chặn hiệu quả cúm gà trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ bao gồm các kiểu di trú và những khu vực có nguy cơ cao, tức là nơi có gia cầm nuôi dễ tiếp xúc với chim di cư mang mầm bệnh nhất. Hệ thống giám sát mới sẽ có thể hoàn thành trong 2 năm tới. Liên Hợp Quốc đang kêu gọi đầu tư cho dự án.

Trong khi đó, châu Phi đang trở thành tâm điểm lo lắng của giới chuyên môn khi vùng đất này sắp đón hàng triệu con chim di cư trú đông, chủ yếu là chim nước từ châu Âu, Nga và châu Á sang. Người ta dự báo rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém ở đây sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan. Châu Phi có khoảng 1,1 tỷ con gà nuôi thả. Vùng đất này cũng thiếu trầm trọng bác sĩ thú y, chuyên gia dịch tễ và các phòng thí nghiệm. Tất cả 23 quốc gia châu Phi chưa hề có một hệ thống giám sát nào.

Mỹ Linh (theo AFP, Reuters)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video