Cuộc chiến bảo vệ tê giác

Vào tháng 4, các binh sĩ Nam Phi được điều tới Vườn quốc gia Kruger để bảo vệ vùng biên giới Mozambique. Đây là nơi nổi tiếng với tình trạng săn trộm và giết mổ tê giác bằng vũ khí hạng nặng và có tổ chức nhằm cung cấp cho thị trường “đen” của thuốc đông y ở châu Á.

Trong năm nay, 15 tên trộm đã bị giết trong 1 cuộc đọ súng ở Kruger, 9 người bị thương và 64 người đã bị giết.


Ảnh chỉ mang tính minh họa

Tê giác bị giết chết nhiều nhất trong lịch sử vào hồi tháng 3 với 40 con bị giết. Tuy nhiên, từ khi lực lượng quân đội được triển khai thì con số này đã giảm. Dấu hiệu cải thiện bắt đầu từ năm 2007 chỉ có 13 con tê giác bị giết ở Nam Phi, trong khi đó con số của năm trước là 333 con.

Nhưng thành công này sẽ chỉ giải quyết một phần của vấn đề, bởi nhu cầu tăng mạnh ở châu Á. Người ta sử dụng sừng tê giác trong thuốc y học cổ truyền để điều trị tất cả mọi thứ từ chảy máu cam đển sốt.

Sừng tê giác cấu tạo từ keratin, giống như móng tay của con người, và nó là loại thuốc không có giá trị khoa học, nhưng điều này vẫn không làm giảm nhu cầu của thị trường chợ đen. Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên, tê giác đen đang có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi chúng chỉ còn 4.838 con trên thế giới, tê giác trắng còn khoảng 17.480 con.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video