Cuốn Kinh Thánh 1500 năm tuổi viết bằng mực từ nước tiểu

Các chuyên gia phục dựng ở Italy phát hiện chất nhuộm màu tím để tạo ra một trong những bản thảo kinh Tân Ước lâu đời nhất làm từ địa y kết hợp với nước tiểu lên men.

Cuốn Kinh Thánh 1.500 tuổi có tên Codex purpureus Rossanen là một trong những bản thảo kinh Tân Ước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy từ trước cho đến nay.

Theo Science Alert, phân tích mới có thể giúp kết thúc cuộc tranh luận kéo dài nhiều thế kỷ về cách các nhà làm sách cổ đại sản xuất cuốn kinh Codex purpureus Rossanen từ 1.500 năm trước với công cụ thô sơ và nguồn lực hạn chế.

"Dù các bản thảo từ thời kỳ đầu Trung Cổ được nghiên cứu kỹ lưỡng dưới quan điểm lịch sử, thành phần cấu tạo nên chúng vẫn chưa có mô tả đầy đủ", Marina Bicchieri, giám đốc phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Phục hồi và Bảo tồn của Thư viện Lưu trữ và Di sản (ICRCPAL), Rome.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra chất liệu mực khi ICRCPAL tiến hành khôi phục cuốn sách trưng bày tại Bảo tàng của Giáo khu Rossano, một thị trấn miền nam Italy. Cuốn sách được cho là do các tăng lữ mang tới Italy từ Syria vào năm 1879.


Tranh vẽ mô tả quá trình chép Kinh Thánh. (Ảnh: Wikimedia).

Các nhà khoa học tại ICRCPAL sử dụng tia X để kiểm tra thành phần loại mực dùng để viết sách. Họ so sánh những phát hiện của họ với thuốc nhuộm tạo ra trong phòng thí nghiệm theo công thức tìm thấy trong giấy cói Stockholm, một tài liệu ghi chép công thức chế tạo các loại mực viết bằng tiếng Hy Lạp có niên đại vào khoảng năm 300 trước Công nguyên.

Nhóm nghiên cứu báo cáo loại thuốc nhuộm màu tím nổi tiếng, từng được cho là làm từ ốc biển Murex, thực sự chiết xuất từ ​​địa y Roccella tinctoria và natri cacbonat. Thuốc nhuộm nhiều khả năng được xử lý bằng nước tiểu lên men để các thành phần hòa trộn với nhau.

"Phổ sợi quang phản xạ FORS cho thấy màu nhuộm sử dụng trong cuốn sách và loại thuốc nhuộm xử lý bằng nước tiểu khớp hoàn toàn với nhau", Bicchieri cho biết.

Natri cacbonat có thể được chiết xuất từ quặng natron, loại vật liệu sử dụng trong quá trình ướp xác ở Ai Cập cổ đại, theo Discovery News.

Kết quả so sánh cho thấy màu mực sử dụng trong cuốn Kinh Thánh và loại thuốc nhuộm màu tím được xử lý bằng nước tiểu khớp hoàn toàn với nhau. Nước tiểu cũng là nguồn ammoniac duy nhất mà con người sẵn có cách đây 1.500 năm. Với kết quả nghiên cứu trên, loại mực được dùng để viết cuốn Kinh Thánh 1.500 năm tuổi được giới khoa học giải mã.

Tuy nhiên, văn bản mà các nhà khoa học nghiên cứu không phải bản đầy đủ của cuốn sách 188 trang, hậu quả từ một trận hỏa hoạn bên trong nhà thờ. "Nhiều khả năng những gì chúng tôi lưu giữ ngày nay chỉ là một nửa của cuốn sách gốc", một nhân viên bảo tàng nhận định.

Việc khôi phục cuốn sách rất khó khăn do dễ hư hỏng. Ngoài ra, nhóm của Bicchieri còn phải khắc phục hư hại từ một nhóm nghiên cứu trước đó khi họ cố gắng phục dựng cuốn sách vào năm 1917, dẫn đến một số trang hoàn toàn không thể phục hồi.

Cập nhật: 28/04/2020 Theo VnExpress/kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video