Cuốn sách cổ nhất châu Mỹ được trưng bày ở Los Angeles

Bảo tàng J. Paul Getty tại Los Angeles hiện trưng bày 10 trang giấy còn sót lại của cuốn sách cổ "Códice Maya de México". Trưng bày diễn ra tới 15/1/2023.


Trang 7 của cuốn "Códice Maya de México". (Ảnh: INAH).

Theo trang Hyperallergic, Códice Maya de México là một trong số ít bộ sưu tập chữ tượng hình của người Maya thời tiền Colombia còn sót lại sau vụ tiêu hủy tất cả bản thảo Maya hồi thế kỷ XVI. Được cho là có niên đại từ năm 1100 do một họa sĩ duy nhất vẽ lại, cuốn sách ghi lại chuyển động theo chu kỳ 584 ngày của sao Kim.

Cuốn sách được cho là cổ nhất châu Mỹ còn tồn tại cho đến ngày nay và hiếm khi được trưng bày trước công chúng.

Cuốn sổ tay của người Maya là cổ vật được mượn từ Thư viện Lịch sử và Nhân chủng học Quốc gia TP Mexico. Bảo tàng J. Paul Getty cho biết cuộc triển lãm tư liệu này nhằm làm nổi bật phương pháp ghi chép niên đại tinh vi mà nền văn minh Maya đã dùng để giải mã và mô tả vũ trụ hơn 900 năm trước.


Từ trang 4 đến 7 của cuốn sách Códice Maya de México. (Ảnh: INAH).

Cuộc triển lãm lần này cũng làm rõ quá trình xác thực cuốn sách. Từ lâu, do quá trình khai quật bí ẩn, nội dung và hình thức khác lạ, cuốn sách bị nghi là bản sao chép lại. Đặc biệt, sách còn thiếu văn bản tượng hình vốn có trong ba cuốn sổ tay khác của người Maya còn sót lại đang được lưu trữ ở Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết vào năm 2016. Một nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử thời Tiền Colombia đã xác thực cuốn sổ tay đặc biệt này sau khi phân tích sắc tố của các khoáng chất trong cuốn sổ và phóng xạ carbon để xác định niên đại của loại giấy làm từ vỏ cây này.

Mary Miller, một trong số nhà nghiên cứu mà sau này trở thành giám đốc của Viện nghiên cứu Getty cho rằng, việc trưng bày tư liệu này giúp đánh giá lại quan niệm cho rằng khoa học và toán học chỉ được phát triển trong khuôn khổ các nền văn hóa châu Âu.

Álvaro D. Márquez - chuyên gia giáo dục tại Bảo tàng Getty chia sẻ với Hyperallergic: “Tôi biết một trường học có học sinh người gốc Maya sẽ đến tham quan cuốn sổ tay này. Tôi nghĩ việc đưa một hiện vật có giá trị văn hóa và tinh thần như thế đến với công chúng là điều rất quan trọng, đặc biệt khi nó còn có ý nghĩa đối với một cộng đồng thiểu số”.

Cập nhật: 27/10/2022 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video