Cúp vàng Giải thưởng APICTA

Sản phẩm “Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính
của Việt Nam đoạt cúp vàng Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông
Châu Á - Thái Bình Dương (APICTA)

Tối ngày 19/02/2006 tại hội trường KS.Khum Khantoke giữa trung tâm thành phố Chiang Mai - Thái Lan, Lễ trao giải thưởng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) Châu Á - Thái Bình Dương (APICTA - Asia Pacific ICT Awards) lần thứ 5 được tổ chức trọng thể. Tham dự buổi lễ có Ngài Kanawat Vasinsungworn Thứ Trưởng bộ Công nghệ thông tin - Viễn thông Thái Lan. Đây là giải thưởng thường niên nhằm xem xét chất lượng và kết quả sản phẩm CNTT ở khu vực và quốc tế, ngôn ngữ của APICTA bằng tiếng Anh. Các thành viên tham dự APICTA 2005 bao gồm: Việt Nam, Singapore, Pakistan, Sri Lanka, Hongkong, Indonesia, Thái Lan, Ma Cao, Malaysia, Úc, Brunei với 164 sản phẩm dự thi.

Giải thưởng CNTT-TT Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được lập theo sáng kiến của Nguyên Thủ tướng Malaysia ngài Dato Mahathir Mohamat, năm 2001 và năm 2002 được tổ chức tại Malaysia, năm 2003 tại Thái Lan, 2004 tại Hồng Kông, hàng năm luân phiên tại các nước thành viên.

APICTA có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tăng cường giao lưu, thúc đẩy hợp tác phát triển Công nghiệp CNTT-TT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tính chất của giải là thi đấu và cạnh tranh. Không chỉ đơn thuần là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà còn là cạnh tranh toàn diện giữa các quốc gia về trình độ Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu, Đào tạo và ứng dụng CNTT-TT. Thông qua APICTA có thể thấy rõ nét mức độ phát triển CNTT-TT của các nước. APICTA thực sự là một giải thưởng danh giá nhất về CNTT-TT Khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện nay.

Do sự phát triển về phạm vi ứng dụng CNTT, giải năm nay được mở rộng từ 14 lên 15 chuyên ngành cho các sản phẩm ở trình độ chuyên nghiệp của Công nghiệp CNTT, dự án học sinh - sinh viên; trong đó có 12 chuyên ngành với các sản phẩm ở trình độ chuyên nghiệp của Công nghiệp CNTT-TT, ứng dụng trên các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; Y tế; An toàn thông tin; Chính phủ điện tử và các dịch vụ công; Các công cụ ứng dụng và Cơ sở hạ tầng; Công nghiệp; Các ứng dụng đóng gói; Tài chính; Du lịch; Viễn thông; Công nghiệp giải trí; Khởi tạo doanh nghiệp và 3 loại chuyên ngành cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển và sinh viên là: Dự án Nghiên cứu phát triển (R&D) CNTT-TT; Dự án CNTT-TT Sinh viên đại học; Dự án CNTT-TT Học sinh phổ thông.

Tham gia APICTA 2005, Đoàn Việt Nam với 25 thành viên do Tiến sĩ Nguyễn Quý Sơn, Chủ tịch APICTA Việt Nam, dẫn đầu tham dự với 9 sản phẩm, trong các chuyên ngành sau:

- Chuyên ngành Chính phủ điện tử và dịch vụ công là lãnh vực lần đầu tiên Việt Nam tham gia với sản phẩm “Hệ thống văn phòng điện tử - E-Office System” của Sở khoa học và Công nghệ Đồng Nai; và sản phẩm “Hệ thống quản trị thông tin doanh nghiệp - The Business Information Management System (BIMS)” của Công ty FPT.

- Chuyên ngành Tài chính với sản phẩm “Ngân hàng thông minh – Smart Bank” của Công ty FPT.

- Chuyên ngành Các ứng dụng đóng gói với sản phẩm “Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - IRP Solution an ERP Packaged” của Công ty AZ Solution JSC.

- Chuyên ngành nghiên cứu và phát triển với sản phẩm “Hệ thông giám sát giao thông bằng máy tính - Traffic Monitoring System by Computer Vision” của Liên hiệp khoa học - sản xuất – công nghệ mới (NEWSTECPRO),

- Chuyên ngành thuộc dự án của sinh viên Đại học với Sản phẩm “Giải pháp chuẩn hóa và làm sạch mạng trong suốt lớp TCP\IP - Transparent Network and Transport Layer Nomilizer” của Viện Tin học ứng dụng; và sản phẩm “Hệ thống thông tin y tế ở khắp mọi nơi - Ubiquitous Healthcare Information System” của Đại học ngoại thương Hà Nội,

- Chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo với sản phẩm “Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính” của Đại học Sư phạm Tp.HCM,

- Chuyên ngành Khởi tạo doanh nghiệp với sản phẩm “Cổng thông tin tích hợp Hệ thống diễn đàn và tòa soạn điện tử - The online Portal- integrated News Providing Solution: mvnForum and mvnCMS” của Công ty Hữu Ngọc (nhóm MVN)

Theo đánh giá chung của Ban giám khảo và các nhà chuyên môn, sản phẩm dự thi năm nay có trình độ công nghệ và chuyên nghiệp cao hơn nhiều so với các năm trước đây.

Qua 2 ngày tổ chức thi với phong cách tổ chức chuyên nghiệp và sự làm việc rất công minh, công bằng của Ban Giám khảo, tối 19/2 Ban Tổ chức giải đã ra Quyết định công bố trao 14 cúp vàng, 12 cúp bạc và 02 cúp đồng cho các Quốc gia và nền kinh tế:

STT

Quốc gia và nền kinh tế

Vàng

Bạc

Đồng

1

Hồng Kông

06

01

 

2

Malaysia

03

04

 

3

Thái Lan

01

03

 

4

Singapore

01

02

 

5

Úc

01

01

01

6

Việt Nam

01

 

 

7

Pakistan

01

 

 

8

Sri Lanka

 

01

 

9

Ma Cao

 

 

01


Các nước không đoạt giải trong giải thưởng lần này: Indonesia, Brunei.

Trong đó, Việt nam có sản phẩm “Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính” của Đại học Sư phạm Tp.HCM là sản phẩm đạt giải nhất trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, được tặng thưởng cúp vàng. Sản phẩm “Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính” ứng dụng công nghệ lập trình Dot Net để tạo ra một từ điển điện tử với 3900 mẫu minh họa cho 2000 từ thông dụng cho phép người dùng có thể tự học ký hiệu giao tiếp. Với bộ từ điển này, học sinh khiếm thính có thể dùng máy vi tính để tự trau dồi môn học ký hiệu ngoài những giờ học với giáo viên tại lớp. Các giáo viên dạy trẻ khiếm thính và sinh viên ngành giáo dục đặc biệt cũng dùng bộ từ điển này để trau dồi kỹ năng về ký hiệu để có thể giao tiếp với học sinh của mình, tăng hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, những người có thân nhân bị khiếm thính cũng có thể học ký hiệu từ bộ từ điển này để giao tiếp với thân nhân của mình, giúp thu ngắn khoảng cách giao tiếp giữa người khiếm thính và gia đình của họ, tạo điều kiện cho người khiếm thính có nhiều cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Đặc điểm của phần mềm này là tính năng dữ liệu mở, cho phép người dùng có thể tự cập nhật từ điển theo ngôn ngữ riêng của mình. Do đó, từ điển này không chỉ áp dụng cho Việt Nam mà còn cho bất kỳ nước nào có nhu cầu xây dựng một từ điển dành cho người khiếm thính.

Một đặc điểm nữa là từ điển này đã và đang được phân phát miễn phí cho các trường và phụ huynh có nhu cầu. Trong tương lai sẽ được mở mã nguồn để mọi người tham khảo, hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của mình.

Sản phẩm E-Office của Đồng Nai tuy không đoạt giải nhưng đã được đánh giá cao trong ứng dụng thuộc lĩnh vực Chính phủ điện tử và dịch vụ công

Kết thúc buổi lễ với các hoạt động thắm tình đoàn kết và hữu nghị giữa các nước, tại đại sảnh của khách sạn Khum Khantoke đã diễn ra buổi giao lưu thân mật giữa các quốc gia tham dự giải thưởng.

Với quy mô và tầm vóc của APICTA và lợi ích của quốc gia đăng cai về nhiều mặt như: những tri thức, ý tưởng và công nghệ mới về ứng dụng CNTT-TT được tập hợp về Ban tổ chức, quảng bá hình ảnh đất nước, tạo lập thị trường …. Do đó, nhiều nước đang mong muốn được đăng cai tổ chức APICTA hàng năm; Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên có kế hoạch chuẩn bị để tiến hành đăng cai tổ chức APICTA nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, thúc đẩy phát triển Công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam trong tương lai.

Tin và phim của Xuân Trường – Minh Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai chuyển từ Chiang Mai về Việt Nam

 

Hình DSCF5292: Thứ trưởng Bộ CNTT-VT Thái Lan phát biểu tại buổi lễ

 

Hình DSC00985: Trao cúp vàng cho sản phẩm của Việt Nam


Nội dung bài đã được Ông Nguyễn Quý Sơn - Trưởng đoàn Việt Nam thông qua
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video