Cứu vệ tinh VNREDSat-1 khỏi va chạm trong vũ trụ

Theo thông báo của Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ, vào lúc 19h00 ngày 15/8, vệ tinh VNREDSat-1 đã tiến hành thao tác điều chỉnh quỹ đạo khẩn cấp nhằm tránh khả năng va chạm với một vật thể bay cắt ngang qua quỹ đạo hiện tại của vệ tinh với vận tốc khoảng 14.000m/s gấp hơn 2 lần tốc độ vũ trụ cấp 1.

Theo đánh giá của Trung tâm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh nhỏ (ĐKKTVTN), đây là hoạt động điều khiển quỹ đạo vệ tinh VNREDSat-1 phức tạp nhất mà trung tâm đã tiến hành cho đến nay.


Vệ tinh VNREDSat-1

Ngay sau khi nhận được thông báo từ Trung tâm Phối hợp các nhiệm vụ Vũ trụ (JSPOC) của Mỹ cảnh báo khả năng va chạm giữa vệ tinh VNREDSat-1 và một vật thể vũ trụ vào lúc 20h26 (giờ Việt Nam) ngày 15/8, với xác suất va chạm được dự báo là 0,279% (trên thế giới, với các xác suất va chạm trên 0,1%, thì cần thiết phải điều chỉnh quỹ đạo), trung tâm đã phân tích, đánh giá tình huống, tham vấn chuyên gia của Astrium (Pháp), Trung tâm Điều khiển Vệ tinh của GISTDA (Thái Lan) và quyết định cần tiến hành điều chỉnh quỹ đạo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vệ tinh VNREDSat-1.

Việc tính toán quỹ đạo cần điều chỉnh được nhanh chóng triển khai và thực hiện chính xác để đảm bảo tránh va chạm, tiết kiệm nhiên liệu của vệ tinh và đảm bảo tính liên tục trong việc thực hiện kế hoạch chụp ảnh. Lệnh điều khiển điều chỉnh quỹ đạo phải được tải lên vệ tinh ít nhất 30 phút trước thời điểm dự báo sẽ có va chạm. Trong khi đó, phiên liên lạc sớm nhất với vệ tinh của trạm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh đặt tại Hòa Lạc là vào lúc 21h00 ngày 15/8. Vì vậy, Trung tâm ĐKKTVTN đã khẩn trương thiết lập đường kết nối với vệ tinh VNREDSat-1 thông qua trạm thu phát tín hiệu ở Kiruna (Thụy Điển).

Vào lúc 15h39 (giờ Việt Nam) ngày 15/8/2014, Trung tâm đã hoàn tất việc gửi lệnh điều khiển điều chỉnh quỹ đạo lên vệ tinh và lúc 19h00 vệ tinh đã thực hiện các thao tác điều chỉnh quỹ đạo. Vào lúc 21h00 ngày 15/8, khi vệ tinh có phiên làm việc với trạm Hòa Lạc, các số liệu vệ tinh đã được tải xuống và xác thực sự thành công của quá trình điều khiển quỹ đạo khẩn cấp, vệ tinh sau đó vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, chụp và gửi ảnh đều đặn theo kế hoạch.

Theo Khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video