Đá silicat giúp tăng sản lượng cây trồng và hạn chế phát thải khí CO2

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Plants ngày 19/2, các nhà khoa học trường đại học Sheffield (Anh) đã đề xuất ý tưởng bổ sung đá silicat vào đất nông nghiệp để gia tăng sản lượng cây trồng, trong khi hạn chế phát thải khí CO2.

Các nhà khoa học giải thích, việc gia tăng sản lượng mùa vụ là do đá silicat giúp bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh và bệnh tật, đồng thời cải thiện cấu trúc và tình trạng màu mỡ của đất.

“Từ lâu, con người đã biết rằng đồng bằng núi lửa rất phì nhiêu, là nơi lý tưởng cho trồng trọt mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít người quan tâm đến cách thức bổ sung thêm đá vào đất để có thể thu giữ carbon”, David Beerling, giám đốc trung tâm Giảm nhẹ biến đổi khí hậu Leverhulme thuộc trường Đại học Sheffield, cho biết.


Việc bổ sung đá vào đất có thể làm tăng sức khoẻ của cây trồng và giúp hấp thụ CO2. (Ảnh: Pixabay).

Các loại đá silicat, chẳng hạn như đá bazan, được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa thời cổ đại. Khi được đưa vào đất trồng trọt, chúng sẽ bị tan rã, quá trình này sẽ tạo ra một phản ứng hoá học giúp hấp thụ và lưu trữ CO2 trong đất. Phản ứng này cũng góp phần giải phóng các chất dinh dưỡng trong đá, giúp cây trồng phát triển.

Không giống như các phương pháp thu giữ CO2 khác, việc bổ sung thêm đá vào đất không đòi hỏi thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc cần thêm nước. Thêm vào đó, nhiều nông dân thường xuyên rải đá vôi lên đất trồng để giảm hiện tượng axit hoá.

“Theo đề xuất của chúng tôi, việc thay đổi các loại đá và tăng tỷ lệ sử dụng sẽ giống như việc dùng đá vôi nghiền, nhưng giúp đất hấp thụ CO2 từ khí quyển và lưu trữ không chỉ trong đất, mà cả các đại dương”, Stephen Long, giáo sư tại đại học Illinois tại Champaign-Urbana (Mỹ), cho biết.

Để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học cho rằng con người phải tìm ra nhiều cách khác nhau để giảm thiểu phát thải khí CO2 và loại bỏ nhiều hơn khí CO2 khỏi bầu khí quyển.

“Chiến lược tách CO2 khỏi khí quyển hiện nay đang nằm trong các chương trình nghiên cứu. Chúng ta cần phải đánh giá tính thực tế của các chiến lược này, những gì chúng có thể mang lại và những thách thức là gì”, James Hansen tại đại học Columbia (Mỹ), cho biết.

Cập nhật: 01/03/2018 Theo KHPT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video