Đã tìm được nguyên nhân khiến người đàn ông đầu tiên trên thế giới được ghép tim lợn qua đời

Vào tháng 1 năm 2022, David Bennett (57 tuổi), một người lao động bị suy tim, đã trải qua một cuộc phẫu thuật mang tính thử nghiệm cao tại trung tâm y tế Đại học Maryland, nơi các bác sĩ đã cấy ghép tim lợn biến đổi gene để giúp David duy trì sự sống. Ở thời điểm đó, kết quả của cuộc phẫu thuật được đánh giá như một bước tiến gây chú ý của ngành y học.

Tuy nhiên, hai tháng sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân đã qua đời đột ngột, nguyên nhân một phần do loại virus ở lợn mang tên porcine cytomegalovirus. Việc tìm hiểu toàn bộ nguyên nhân cái chết vẫn đang được tiến hành để giải đáp hoài nghi rằng virus đã góp bao nhiêu phần trăm trong sự cố đáng tiếc này.


Cuộc phẫu thuật cấy tim lợn thành công cho David Bennett từng được đánh giá là một bước tiến của ngành y học.

Bartley Griffith, bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim lợn cho bệnh nhân, cho biết cuộc thử nghiệm ở tháng 1 có thể đã gặp một lỗi bất ngờ nào đó. Các bác sĩ tin rằng những con lợn lai tạo để cung cấp nội tạng cấy ghép không hề mang virus nhưng quá trình cấy mô giữa các giống loài khác nhau có khả năng gây phát sinh rủi ro không mong muốn.

Thách thức lớn nhất trong cấy ghép nội tạng từ động vật sang người là khả năng phục hồi của hệ miễn dịch trong cơ thể người. Nó có thể tấn công các tế bào lạ, phá hủy các mô và các bộ phận động vật được cấy ghép. Quá trình này gây nhiễm trùng và tạo nên phản ứng gây hại cho người bệnh sau đó.

Các công ty đã nghiên cứu kỹ thuật sinh học cho lợn bằng cách loại bỏ và thêm các gene khác nhau để giúp che giấu các mô của chúng khỏi các cuộc tấn công miễn dịch tiềm ẩn. Trái tim được sử dụng trong trường hợp của David Bennett đến từ một con lợn đã trải qua 10 lần chỉnh sửa gene do Revivicor, một công ty công nghệ sinh học thực hiện.


Bệnh nhân David Bennett từng có thể tự đứng và nói chuyện ngay sau cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, ông đã qua đời sau hai tháng.

Ngay sau cuộc phẫu thuật của David, các bác sỹ đã thường xuyên theo dõi quá trình hồi phục của ông thông qua các đợt xét nghiệm máu khác nhau. Ở một trong các cuộc kiểm tra, họ phát hiện "một đốm sáng nhỏ" cho thấy sự hiện diện của virus cytomegalovirus ở lợn. Tuy nhiên, vì mức độ của nó quá thấp nên các bác sĩ không cảm thấy lo ngại.

Do mỗi đợt xét nghiệm máu đặc biệt mất khoảng 10 ngày, các bác sĩ không biết rằng virus đã bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Kết quả, điều này có thể đã gây ra một phản ứng gọi là "sự bùng nổ cytokine", một cơn bão phản ứng miễn dịch gây nên các vấn đề nghiêm trọng.

Vào ngày thứ 43 của kỳ theo dõi, các bác sĩ phát hiện David thở mạnh, có dấu hiệu mất tập trung và không nói chuyện với mọi người. Nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng ở bên trong, các bác sĩ đã tiêm globulin và cidofovir cho David. Bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục sau 24 giờ trước khi trở lại tình trạng tồi tệ. Sau đó ít lâu, bệnh nhân đã không qua khỏi.

Cập nhật: 09/05/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video